cực hơn. Đáng chú ý, sự hoạt hóa này không diễn ra ở não bộ của những
người chơi với máy tính hoặc chơi những trò chơi không có tính hợp tác.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với một loài linh trưởng đã tiến hóa các
cảm xúc đạo đức để điều chỉnh các hành vi thiên xã hội.
***
Kinh tế học tiến hóa cho rằng, thay vì nghĩ nền văn hóa nhân loại bị các thể
chế kinh tế và giá trị cá nhân khác biệt chia cắt, chúng ta nên nghĩ về nó
như bản chất tiến hóa của con người – chính bản chất này đã tạo ra một loạt
thể chế và giá trị cốt lõi, với một số chi tiết dị biệt ở các nền văn hóa khác
nhau. Theo cách hiểu này, con người kinh tế vẫn tồn tại, nhưng dưới một
hình thái đã biến đổi: con người kinh tế tiến hóa.
Để kiểm tra cách lý giải này, suốt một phần tư thế kỷ qua, hàng trăm thí
nghiệm kinh tế học hành vi đã được tiến hành tại hàng chục quốc gia trên
thế giới, bao gồm cả 15 bộ tộc bản xứ ít người. Lấy Trò chơi Tối hậu thư
làm thí dụ, trong trò chơi này, một người sẽ đề xuất cách chia một số tiền và
người kia có thể chấp nhận hoặc từ chối đề xuất này. Trong khi người Mỹ
trong một đất nước có dân cư khá thuần nhất về tài chính, thường đề nghị
và chấp nhận tỷ lệ phân chia khoảng 70-30; tỷ lệ trung bình ở các bộ tộc ít
người dao động một cách có hệ thống từ mức thấp nhất 26% ở bộ tộc
Machiguenga, Peru tới mức cao nhất 58% ở bộ tộc Lamelara, Indonesia.
Nhưng sự dao động này có liên quan tới tình trạng kinh tế hiện tại của
người dân, theo đó người dân sống tại các nước có nền kinh tế phát triển và
hội nhập có xu hướng đề xuất cao hơn người dân tại các nước có mức sống
và hội nhập hạn chế.
Khi nghiên cứu toàn diện cơ sở dữ liệu tích lũy quan trọng về cách thức con
người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới hành xử theo
động cơ kinh tế, nhà kinh tế học hành vi Colin Camerer và các cộng sự kết
luận tất cả mọi người đều có một bộ sở thích xã hội nhất quán. Những
người này gồm “các đối tượng quan tâm đến sự công bằng và tương hỗ, sẵn