Thương mại khiến con người cả tin và đáng tin hơn, điều này khiến họ sẵn
sàng trao đổi hơn, nhờ đó lòng tin lại được củng cố… Tất cả tạo thành một
vòng tròn tự vận động giữa lòng tin, thương mại, tự do và thịnh vượng. Mỗi
năm, Quỹ Di sản xuất trình một báo cáo về tình hình tự do kinh tế trên khắp
thế giới và thật đáng lưu tâm khi quan sát mối tương quan giữa các mức độ
của nó với các số liệu của Zak về lòng tin quốc gia:
1. 1. Hệ số tương quan giữa tự do kinh tế và lòng tin = 0,31
2. 2. Hệ số tương quan giữa tự do kinh tế và GDP bình quân đầu người =
0,74
3. 3. Hệ số tương quan giữa lòng tin và GDP bình quân đầu người = 0,46
Những con số này cho thấy tương quan giữa niềm tin và tự do kinh tế là rất
chặt chẽ, nhưng đã ẩn đi khi GDP bình quân đầu người được thêm vào như
một biến điều chỉnh, do đó những môi trường tạo ra niềm tin cao cũng sẽ có
tự do kinh tế cao. Đồng thời, cần ghi nhớ sự gia tăng trong GDP bình quân
đầu người sẽ củng cố niềm tin, và sự gia tăng của niềm tin sẽ nâng cao GDP
trên đầu người, nên một lần nữa chúng ta nhận thấy vòng phản hồi tích cực
chi phối cả hệ thống.
Một mối liên hệ tiến hóa khác giữa lòng tin và thương mại có thể quan sát
được trong một thí nghiệm hai phần về hợp tác và dối trá được Dan
Chiappe và các cộng sự tại Đại học bang California, Long Beach tiến hành.
Trong thí nghiệm thứ nhất, những người tham gia được yêu cầu phân loại
một số đối tượng thành dối trá, hợp tác hoặc không thuộc cả hai loại này
dựa trên bản miêu tả cách họ ứng xử trong một cuộc trao đổi, thí dụ vay
mượn và trả hoặc không trả lại tiền. Sau khi đọc bản miêu tả, những người
tham gia sẽ đánh giá mức độ quan trọng của việc ghi nhớ từng đối tượng
theo thang điểm bảy. Trong thí nghiệm thứ hai, những người tham gia cũng
phân loại theo thang điểm bảy nhưng lần này họ được nhìn ảnh chân dung
các đối tượng và thực hiện một bài kiểm tra nhận mặt. Thí nghiệm đầu tiên
cho thấy những kẻ dối trá được đánh giá cần phải ghi nhớ hơn những người