xe đạp như môn thể thao vua.
• John Marino, cựu nhân viên Sở thuế Los Angeles, do bị chấn thương vùng
lưng nên đã tập đạp xe để phục hồi sức khỏe. Ông yêu môn thể thao này tới
mức nhanh chóng phá vỡ kỷ lục xuyên lục địa với thành tích đạp xe qua
Châu Mỹ trong 12 ngày.
• Bộ phim đoạt giải thưởng của Viện Hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ với chủ đề
chính là môn đua xe đạp – Breaking away – đã giới thiệu tới khán giả Mỹ
những nét đặc sắc của môn thể thao này (cách bám đuổi, bứt phá khỏi đám
đông, những đôi chân cạo nhẵn và đặc biệt là dòng xe đạp đua nhập từ Ý
cùng với những chiếc mũ lưỡi trai Campagnolo màu vàng).
• Vấn đề về sinh thái buộc người dân tìm đến xe đạp như một phương tiện
giao thông không sử dụng nguyên liệu hóa thạch.
• Vận động viên xe đạp ba lần tham dự Thế vận hội John Howard giành
chiến thắng trong cuộc thi Ironman Triathlon tổ chức tại Hawaii, được
tường thuật trên kênh Wide World of Sports của đài ABC.
• Hiệp hội xe chạy bằng sức người toàn cầu tổ chức các cuộc đua xe đạp
giản đơn và xe đạp lắp thêm thiết bị khí động học, đã có nhiều kỷ lục về tốc
độ bị phá vỡ. Lý do là luật thi cho phép sử dụng bất kỳ mẫu mã công nghệ
nào (miễn là chạy bằng sức người).
• John Howard đã xuất hiện trên chương trình Tonight Show của Johnny
Carson và ghi tên mình vào sách Kỷ lục thế giới Guiness sau khi thực hiện
cuộc thử nghiệm đạp xe đua cùng một chiếc ô-tô thể thao với vận tốc 152
dặm một giờ trên cánh đồng muối Bonneville.
• Sử dụng các thiết bị khí động học đặc biệt, tay đua người Italia Francesco
Moser đã phá kỷ lục bay xa một giờ của Eddy Merckx, từ đó khơi dậy mối
quan tâm đối với việc nghiên cứu các trang thiết bị, quy trình tập luyện và
cả thuốc kích thích.
• Việc UCI công nhận chiến thắng (sau này bị thu hồi) của Moser khiến
Hiệp hội đua xe đạp Mỹ lập tức mời tiến sĩ Chester Kyle và nhiều nhà khoa
học khác thiết kế chiếc xe đạp đua siêu nhẹ, ứng dụng công nghệ tối tân
dùng cho Thế vận hội mùa hè năm 1984. Được đào tạo bài bản (và không
phải đối đầu với các đối thủ đến từ Nga hay Đông Đức do bị tẩy chay), đội