SỰ VA CHẠM GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH - Trang 3

Chính trị thế giới đang bước vào một thời kỳ mới, và các học giả vội

vã dội vào chúng ta những kiến giải về diện mạo tương lai của nó: sự cáo
chung của lịch sử, sự phục hồi những cuộc cạnh tranh truyền thống giữa
các nhà nước dân tộc, sự sa sút của nhà nước dân tộc trước sức ép của các
khuynh hướng khác của chủ nghĩa phân lập bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu...
Mỗi cách kiến giải này đều nắm bắt những khía cạnh riêng biệt của hiện
thực đang hình thành. Nhưng tất cả chúng đều bó qua một khía cạnh cơ bản
cốt yếu nhất của vấn đề.

Tôi cho rằng nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ

không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất
chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa.
Nhà nước dân tộc vẫn là nhân vật chủ yếu trên sân khấu thế giới, nhưng các
xung đột cơ bản nhất của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và
các nhóm người thuộc những nền văn minh khác nhau. Sự đụng độ giữa
các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới. Ranh giới
giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai.

Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ là giai đoạn diễn biến cuối cùng

của các xung đột toàn cầu trên thế giới hiện đại. Trong một thế kỷ rưỡi sau
sự ra đời của hệ thống quốc tế hiện đại với Hòa ước giữa các ông vua: các
hoàng đế, quốc vương, các nhà quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến,
những người ra sức mở rộng bộ máy quan liêu; tăng cường quân đội, củng
cố sức mạnh kinh tế của mình, mà Cái chính là liên kết các vùng đất mới
vào lãnh thổ của mình. Quá trình này đẻ ra các nhà nước dân tộc, và bắt
đầu từ cuộc Ðại Cách mạng Pháp, các tuyến xung đột cơ bản kéo ra không
hẳn là giữa những người cầm quyền, mà đúng hơn là giữa các dân tộc. Như
R.R. Palmer đã nói năm 1793: „Những cuộc chiến tranh giữa các ông vua
đã chấm dứt, và những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc đã bắt đầu.“ Cái
mô hình này kéo dài suốt thế kỷ 19 cho tới tận Chiến tranh Thế giới thứ
nhất. Rồi do kết quả của cuộc cách mạng Nga và phản ứng chống lại nó,
xung đột giữa các dân tộc nhường chỗ cho xung đột giữa các hệ tư tưởng.
Các bên xung đột lúc đầu là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc xã và chế
độ dân chủ tự do, rồi sau đó là chủ nghĩa cộng sản và chế độ dân chủ tự do.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.