Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, xung đột này thể hiện qua cuộc đọ sức giữa
hai siêu cường, mà cả hai đều không phải là nhà nước dân tộc theo nghĩa cổ
điển của Châu Âu. Mỗi siêu cường đều tự xác định mình bằng các phạm trù
hệ tư tưởng.
Xung đột giữa các ông hoàng, các nhà nước dân tộc và các hệ tư tưởng
chủ yếu là xung đột trong nền văn minh phương Tây. William Lind gọi đó
là „những cuộc nội chiến Phương Tây“. Ðây là bản chất của Chiến tranh
lạnh cũng như của các cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh hồi
thế kỷ 17, 18 và 19. Với sự kết thúc Chiến tranh lạnh, giai đoạn Phương
Tây của sự phát triển của chính trị quốc tế cũng kết thúc. Trọng tâm xung
đột chuyển thành tác động qua lại giữa Phương Tây và các nền văn minh
phi Phương Tây. Trong giai đoạn mới này, các dân tộc và các chính phủ của
các nền văn minh Phi Phương Tây không còn đóng vai trò như là các đối
tượng của lịch sử mục tiêu của chính sách thực dân Phương Tây nữa, mà
cùng với Phương Tây, chúng bắt dầu khởi động và sáng tạo ra lịch sử.