Năm 1841, vua Minh Mạng qua đời, Thiệu Trị lên kế vị. Nhận định về
Vua Minh Mạng có lẽ nên nhìn về cả hai mặt, ông đã đưa Việt Nam lên đến
đỉnh cao chót vót của Đông Nam Á thế kỷ XIX, là người hoàn thiện cuối
cùng cho khúc ca dòng họ Nguyễn, tạo nên diện mạo dân tộc hình chữ S,
nhưng ông cũng là người đã để mầm mống diệt vong và mất nước vào
trong lòng dân tộc với chính sách đề cao Nho giáo bảo thủ. Dẫu cho tâm tư
mang đậm tham vọng tạo nên đế quốc Đại Nam hùng cường, nhưng số
phận đã giao cho ông một sứ mệnh sai thế kỷ. Minh Mạng là một nhân tài
lớn, một tham vọng lớn. Hậu thể nhìn về ông đôi khi là một oán trách lớn,
nhưng cũng có thể là một cảm thông lớn.
Câu chuyện của vua Minh Mạng cũng xin khép lại cuốn sách về 12 khúc
tráng ca dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Lịch sử là những
câu chuyện, lịch sử thì không có đúng - sai. Hậu thế cần nhìn về cha ông
với cái nhìn công bằng nhất, có thể yêu thương, có thể bài xích nhưng việc
tôn trọng giá trị ông cha để lại chính là động lực của sự phát triển.
Cuốn sách gấp lại, 1000 năm qua, sau bao dâu bể thăng trầm, mọi câu
chuyện trở thành khúc ca bi tráng, để hậu thế nhìn về với bao nhiêu cảm
khái. Cuộc trường chinh của dân tộc từ đất Phú Thọ đã hoàn thành. Trèo
lên đỉnh cao oạn trường, tro bụi lịch sử đã vĩnh viễn nằm im. Nhìn lại thời
đại ta sống, chợt hiểu ra rằng, những tiếng gầm mây thét gió của tiền nhân
sẽ là tiếng lòng vĩ đại nhất để hậu nhân lắng lấy mà vững vàng bước đến
tương lai.
Phụ lục các tài liệu tham khảo trong cuốn sách
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII (Hà
Văn Tấn, Phạm Thị Tâm), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, năm 2003
- Đại nam thực lục (Quốc Sử quán triều Nguyễn), Nhà xuất bản Giáo
dục, năm 2007
- Đại Việt sử ký tiền biên (Ngô Thì Sĩ biên soạn, Ngô Thì Nhậm hiệu
đính, dịch giả: Tập thể Viện Nghiên Cứu Hán Nôm), Nhà xuất bản Khoa