Tuy nhiên nhà vua có một hạn chế chết người. Ông giỏi nhưng mà giỏi
không đúng hướng. Vua Minh Mạng tập trung phát triển Nho giáo. Nhưng
Nho giáo vào thế kỷ XIX đã không còn phù hợp nữa rồi. Lùi lại 400 năm
trước, giả sử như sự Nho giáo kiệt hiệt của vua Minh Mạng thay cho những
đổi mới vội vàng của Hồ Quý Ly thì có lẽ đất nước không bị họa xâm lăng
của nhà Minh. Còn trí tuệ đổi mới của Hồ Quý Ly, niềm đam mê kỹ thuật
và toán học của cha con Hồ Quý Ly • Hồ Nguyên Trừng gặp được kỹ nghệ
phương tây thế kỷ XIX thì có lẽ Việt Nam đã đi một con đường rất khác.
Lịch sử Việt Nam rất hay gặp những chữ “nếu” đau lòng như thế.
Vậy Nho giáo có hạn chế gì trong thế kỷ XIX? Nó có hai hạn chế. Thứ
nhất là trong nông nghiệp và hạ thấp thương nghiệp. Phân tầng trong quan
điểm Nho giáo chính là “sĩ - nông - công - thương”. Thường xếp cuối, mà
“thương” của thế kỷ XIX chính là xương sống của sự phát triển, nhưng Việt
Nam lại tránh xa nó, cuối cùng tạo nên một xương sống èo uột. Điểm hạn
chế thứ hai của Nho giáo chính là luôn tạo ra những nhà nho chỉ biết thơ
phú mà thiếu thực tiễn kỹ nghệ. Minh Mạng hạn chế sự tham dự của người
Pháp và kiểm soát các vị thừa sai, các cha chúa truyền đạo. Sự nghi kị càng
tăng lên sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi. Cuối cùng vì hoảng sợ
trước phương Tây mà các vấn đề “bế quan tỏa cảng” lại càng được đẩy
mạnh. Chính điều này khiến cho Việt Nam rơi vào cảnh lạc hậu, để rồi bị
những quốc gia có nền kỹ nghệ tân tiến đánh bại vào cuối thế kỷ XIX.
Trong thế kỷ XX, mối quan hệ Việt - Mỹ là một mối quan hệ thăng trầm.
Người dân luôn tiếc về bức thư mà Hồ Chủ tịch đã gửi cho tổng thống
Harry Truman vào năm 1945 bị từ chối, đẩy Việt Nam và Mỹ vào một
chương sử đẫm máu. Nhưng không ai hay biết rằng, 100 năm trước, vào
các năm 1832 và 1836, tổng thống Hoa Kỳ thứ bảy, ông Andrew Jackson
đã gửi đại sứ Edmund Roberts sang đàm phán với Minh Mạng về quan hệ
mậu dịch song phương. Nhưng cả hai lần Minh Mạng đều từ chối. Mọi thứ
hóa ra chỉ toàn là những quyết định sai giống nhau đã diễn ra lần đầu từ
200 năm trước.