1. Trị nước
Năm 968, sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lấy tước hiệu là
Đinh Tiên Hoàng đế. Đại Việt sử ký toàn thư chép sự kiện: “Bầy tôi dâng
tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế” và “Vua mở nước, lập đô, đổi xưng
Hoàng đế”. Ông đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. 3 năm sau,
ông lấy niên hiệu là Thái Bình.
Chúng ta hãy để ý ba việc làm ấy của Đinh Bộ Lĩnh.
Thứ nhất là tước hiệu hoàng đế. Trong khúc ca về dòng họ Khúc, hẳn
mọi người không quên họ Khúc chỉ xưng làm tiết độ sứ, tới Ngô Quyền thì
xưng vương, sử cũ gọi là Ngô Vương. Nhưng tới vua Đinh thì ông đã xưng
làm hoàng đế, Đại Thắng Minh Hoàng đế chính là tôn hiệu ngày mở nước
của vị anh hùng Đinh Bộ Lĩnh. Chính từ đây, người đứng đầu nước Nam
thực sự nhận về mình hai chữ “thiên tử” (con trời) như một lời khẳng định
về độc lập và tự chủ của cả quốc gia. Từ sau “Tiên Hoàng đế Đinh Bộ
Lĩnh”, các đời Lê, Lý, Trần, Nguyễn không xưng vương hay tiết độ sứ nữa
mà đều xưng hoàng đế như một dòng chính thống độc lập hẳn với phương
Bắc, đã mở ra thời đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam, đẩy lui
1000 năm Bắc thuộc về phía sau dĩ vãng lịch sử.
Điều thứ hai là tên nước Đại Cồ Việt. Thời Ngô, các vua xưng vương
nhưng chưa có quốc hiệu, vẫn gọi theo tên thời thuộc Đường là Tĩnh Hải
quân. Nhưng bây giờ, Đinh Tiên Hoàng đế đã đặt cho Việt Nam một cái tên
là Đại Cồ Việt, ngài muốn khẳng định với phương Bắc đây là đất nước của
người Việt chứ không phải của người Hán. Đây là đất Việt, không phải đất
Tống. Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt (chữ Hán:
大瞿越): “Đại” (大) theo
nghĩa chữ Hán là lớn, “Cồ” là âm Việt cổ của từ “Cự” hay “Cừ” (
巨) cũng
là lớn (mạnh). Đinh Tiên Hoàng đế muốn ghép hai chữ để khẳng định nước
Việt là nước lớn. Một cái tên gửi gắm rất nhiều hoài bão với dân tộc.
Điều cuối cùng cần chú ý là niên hiệu Thái Bình được đặt vào năm 970.
Trước Đinh Tiên Hoàng đế, các vị vua Việt Nam đều lấy niên hiệu theo