Tống mắc mưu. Sau khi đợi cho quân Tống bị dẫn dụ vào sâu trong sông
Cà Lồ, một tiếng pháo hiệu nổi lên, Lê Hoàn cùng với Phạm Cự Lạng hò
reo, chia hai ngả tập kích. Trận chiến đã được sách Lĩnh Nam chích quái
thần thoại hóa bằng hình tượng hai vị thần Trương Hồng, Trương Hát:
“Một người dẫn đoàn âm binh áo trắng, từ phía nam sông Bình Giang mà
tới, một người dẫn đoàn âm binh áo đỏ từ phía bắc sông Như Nguyệt mà
lại, cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm Ba mươi tháng Mười,
trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng.”
Hầu Nhân Bảo và quân Tống bị “đoàn âm binh áo đỏ khóa đuôi”, trong
khi lại bị “đoàn âm binh áo trắng đánh vỗ mặt”, hoảng hốt bỏ chạy về phía
sông Hữu Ninh. Nhưng nơi này, Lê Hoàn đã bố trí một trận địa phục kích
từ nhiều tháng trước rồi. Ba mặt giáp kích, kết quả quân Tống thua to. Sách
An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng cho biết: “Nhân Bảo đem vạn
quân xông vào trước bị thể giặc rất mạnh, viện quân phía sau đến cứu
không kịp, trận thể bị vây hãm, nên Nhân Bảo bị loạn quân giết chết quẳng
xác xuống sống.” Cái chết của tổng chỉ huy Hầu Nhân Bảo khiến mọi cánh
quân còn lại tự động rút lui, quân ta giữ yên bờ cõi. Chiến thắng đã cho
thấy ý nghĩa và tác dụng của thành Bình Lỗ, nơi đây vừa là cứ điểm phòng
ngự vừa là nơi tập trung quân lực vừa là mồi nhử giết giặc.
Xét ra về chuyện này, há cần gì phải đưa các ví dụ về David và Goliath
để nói về các cuộc chiến yếu thắng mạnh. Trong lòng con dân nước Việt đã
luôn vượt qua khổ ngại theo cách đó. Ngay từ cuộc chiến đầu tiên do Lê
Hoàn lãnh đạo, vốn chúng ta đều đã ở thế yếu, rất yếu rồi. Phép màu trước
các nước lớn đã được tạo nên từ trí tuệ, lòng dũng cảm, nghệ thuật tình báo
và một tình yêu dân tộc không bao giờ bị bẻ gãy của những người con đất
Việt.
Lê Hoàn còn thêm nhiều lần đánh bại Chiêm Thành. Chẳng hạn, năm
982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành, nhưng vua
Chiêm vuốt râu hùm khi bắt giữ hai sứ giả của Đại Cồ Việt, Lê Hoàn tức
giận, đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi