SỬ VIỆT - 12 KHÚC TRÁNG CA - Trang 5

KHÚC CA 1:

TIẾNG NHẠC DẠO ĐẦU

DÒNG HỌ KHÚC, ĐẶT NỀN MÓNG

TỰ CHỦ

Đ

ã bao giờ trên những trang sách lịch sử viết về thời kỳ Bắc thuộc,

các bạn tự hỏi: Vì sao chỉ có chiến thắng của Ngô Quyền trên sông
Bạch Đằng là chấm dứt được 1000 năm Bắc thuộc, trong khi các cuộc
khởi nghĩa trước đó của Bà Trưng, Bà Triệu, của Lý Nam Đế, Triệu
Quang Phục, của Phùng Hưng, hay của Mai Thúc Loan chỉ là những
chiến thắng ban đầu gây tiếng vang và rồi nhanh chóng bị dập tắt?
Câu trả lời mấu chốt có liên quan đến một dòng họ quan trọng trong
lịch sử dân tộc: dòng họ Khúc.

Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kể
từ ngày ấy, quân phương Bắc không còn trở lại và đất nước ta chấm dứt
1000 năm Bắc thuộc. Nhưng tại sao quân phương Bắc không còn trở lại để
đánh Ngô Quyền nữa? Bởi vì họ đã nhìn thấy nước Nam như một quốc gia
riêng biệt khó bề chế ngự. Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch
Đằng không phải là một cuộc khởi nghĩa đơn thuần như các cuộc khởi
nghĩa trước đó, mà trận đánh này là cuộc chiến giữa hai vùng đất tự chủ:
vùng đất Giao Châu do người nước Nam quản lý và vùng đất Nam Hán của
vua Lưu Nham phương Bắc. Khác với tính chất một cuộc khởi nghĩa vùng
lên bột phát bởi sự cai trị hà khắc của kẻ cầm quyền, tính chất của trận đánh
ở Bạch Đằng là sự ngăn chặn Nam Hán xâm chiếm trở lại An Nam. Những
gì Ngô Quyền có hôm ấy không phải là một sự manh mún, nhỏ lẻ như Bà
Trưng Bà Triệu... ngày nào mà là một chính quyền và quân đội rõ ràng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.