Ở đây, ý nghĩa của việc này không phải lấy phân tích làm mục đích, mà
trong giới hạn của bản thân hay tình huống, ta có thể hành động để khắc
phục vấn đề hay đạt mục đích, sau đó thu được thành quả hay không. Để
làm được điều này, ta phải sắp xếp trình tự ưu tiên cho những giả thuyết đã
có, đồng thời phải hành động hiệu quả. Điểm này về cơ bản cũng có phần
khác với mục đích phân tích đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối của Học giả hay
Chuyên viên phân tích, nhưng hãy nhớ kỹ để áp dụng vào công việc thực tế.
Điểm mấu chốt
Trường hợp có nhiều giả thuyết, hãy phân mức độ ưu tiên cho phù hợp với
thực tế rồi bắt tay vào làm nhé!
Chương 2
Những điều phải làm để có thể “suy nghĩ bằng số liệu - data”
Chủ đề: Xây dựng giả thuyết trước khi bắt tay phân tích data
1: Tìm xem vấn đề gì đang xảy ra: Phân tích vấn đề (Kiểu WHAT), xem xét
Tiêu điểm so sánh từ các giả thuyết!
2: Tìm xem tại sao vấn đề lại phát sinh: Xây dựng giả thuyết để tìm nguyên
nhân bằng từ khóa “ Tại sao?”. Nếu nhiều giả thuyết, hãy sắp theo mức độ
ưu tiên nhé! (Kiểu WHY)
3: Nghĩ cách để có data phù hợp, độ thô khi phân tích, hoặc phạm vi data sẽ
sử dụng.