Takashima: “Để hành động hiệu quả, giải quyết tận gốc vấn đề, chúng ta
phải tìm ra xem nguyên nhân đó là gì, chứ không phải chỉ dừng ở mức độ
phỏng đoán hay hành động thiếu căn cứ được. Đương nhiên khi hành động
phải dựa trên phán đoán khách quan, chứ không phải chủ quan, nếu vậy thì
dựa trên số liệu chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.
Với thời gian và tài chính giới hạn, muốn đạt hiệu quả ta phải đặt mục tiêu
rõ ràng và hành động dựa trên mục tiêu đó. Nếu cậu áp dụng được như thế
vào công việc, tôi nghĩ cậu sẽ trở thành nhà quản lý xuất sắc đấy”.
Xây dựng giả thuyết để nắm được nguyên nhân của vấn đề
Bốn bước để tạo “giả thuyết kiểu WHY”
Thật tốt nếu ta đã nắm được vấn đề phải ưu tiên giải quyết, cùng với căn cứ
liên quan đến vấn đề đó, nhưng nếu chỉ dừng lại ở mức “tôi đã biết có vấn
đề ở đây rồi” mà không đi tiếp, chẳng khác nào không có lời giải nào cho
vấn đề đó cả”.
Đương nhiên, bước tiếp theo là tìm lời giải: “Vậy thì tại sao vấn đề đó lại
phát sinh ở đó?”