SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 248

Chắc hẳn ai đã từng trải qua đều có cùng cảm nhận, sự cực khổ và thành quả
đạt được to lớn thế nào, sau khoảng thời gian dài vùi đầu vào các phân tích,
thử tới lui cho đến khi ra được kết quả.

Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn cho rằng: “Sau đó mình chỉ cần sắp xếp
theo thứ tự những gì bản thân đã tìm thấy là được rồi. Vì kết quả rõ ràng
mình đã có, phân tích thì rất logic, nên chắc không có ai phàn nàn gì đâu”.

Có rất nhiều trường hợp như vậy. Tôi hiểu rõ rằng một người phân tích khi
đã sử dụng nhiều công sức và thời gian, thì khi kết quả phân tích được tìm
thấy, họ sẽ có cảm giác đã (muốn) đạt được mục tiêu rồi. Chỉ là tôi muốn
các bạn suy nghĩ lại xem việc phân tích đó là để làm gì.

Ngoài trường hợp bạn là Nhà phân tích chuyên nghiệp, thì với những người
bình thường làm phân tích vì công việc đòi hỏi, tôi nghĩ mục tiêu của họ
chắc là một trong hai như dưới đây.

(1) Xác nhận/kiểm chứng những gì mình thắc mắc.

(2) Đề xuất hành động dựa vào kết quả phân tích như đưa ra ý tưởng mới để
giải quyết hay cải thiện vấn đề, và được chấp nhận.

Nếu là trường hợp làm cho bản thân xem (1), thì không cần phải chỉnh sửa
kết quả cho đẹp mắt. Nhưng chắc hẳn có nhiều trường hợp là làm việc tại cơ
quan/tổ chức (2). Trong những trường hợp đó, ngay khi bạn có một phần
phân tích hoàn hảo 100%, thì không hẳn mục tiêu “đề án của bạn được
thông qua” sẽ đạt được. Vì nếu đối phương không chấp nhận, công việc sẽ
không đi tiếp được.

Lý do lớn khiến bạn không thể khiến đối phương chấp nhận mặc dù có bản
phân tích hoàn hảo, có thể là do bạn thiếu mất điểm quan trọng:

“Người nghe có hiểu, và nội dung họ muốn có được đề cập hay không?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.