Tuy nhiên, đáng tiếc là người nói lại thường thật sự biết “đang giảm bao
nhiêu”, chỉ là không thể hiện ra mà thôi. Nếu vậy sẽ không có cách nào làm
cho người nghe hiểu một cách rõ ràng cả. Trong trường hợp này, thì việc sử
dụng số liệu là cách hiệu quả không cần phải bàn cãi nữa.
Như phần trước có đề cập, một trong những điểm ưu thế khi sử dụng data,
đó là xóa bỏ sự mơ hồ. Trong cuộc sống, ở những trường hợp cần thiết đôi
khi cũng cần chút mập mờ không rõ ràng, tuy nhiên trong lĩnh vực kinh
doanh, hầu hết các trường hợp đều mang lại trái đắng.
Do đó “Sử dụng số liệu để giải thích” nghĩa là bỏ qua phỏng đoán chủ quan
để trình bày một cách khách quan.
Câu nói chủ quan”không tốt rồi” sẽ không được chấp nhận.
Vậy thì “Nhận xét chủ quan” nghĩa là gì?
Yosuke nói “không tốt rồi” phải hiểu thế nào? Có lẽ là câu nhận xét của
Yosuke cho việc gì đó dưới mức chuẩn. Ở hình 1-2, có lẽ điều “không tốt”
mà Yosuke nói đến là khi so sánh doanh số năm 2015, kỳ sau đang giảm so
với kỳ đầu.
Tuy nhiên, khi nhìn thêm số liệu của năm 2014 nữa, rõ ràng là kỳ sau của
năm nào cũng thấp hơn kỳ trước. Trong đó kỳ sau của năm 2015 còn cao
hơn so với của năm 2014. Như vậy, nếu đưa số liệu này ra, thì câu nói
“không tốt rồi” của Yosuke liệu có đúng không?
Chỉ cần vậy thôi thì sự đánh giá cũng khác nhau rồi. Trường hợp “đã giảm”,
cũng nên nói cụ thể xem giảm bao nhiêu so với chỗ nào. Nếu bằng số, có thể
có nhận thức chung rằng việc đó là “không tốt” hay ngược lại. Cả khi không
hiêu nhau, ít nhất ta có thể tranh luận. Nếu bỏ qua bước này mà triển khai
công việc trước, ta có thể tưởng tượng ngay được khung cảnh cãi vã nhau
trong tương lai sẽ thế nào.