SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 42

Trước khi phân tích, những gì ta biết chỉ là “hiện tượng” thôi. Chắc chắn bạn
sẽ nhận ra rằng, vào thời điểm này không thể trình bày cụ thể nguyên nhân
và phương án nếu không dựa vào data. Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy
lúng túng khi bị vặn hỏi “Tại sao lại chọn phương án đó” là vì phần trình
bày không dựa vào thực tế do chưa xử lý data (kết quả có được do phân tích
thực tế).

Hãy xem lại ví dụ của Yosuke thêm lần nữa.

Có nhược điểm trong phần trình bày của Yosuke đó là, mặc dù nêu được
hiện tượng khách quan, nhưng vì không được số liệu hóa nên thiếu tính cụ
thể. Sau đó là phần câu chuyện tự dựng nên bắt đầu từ nguyên nhân đến
phương án theo hướng chủ quan, khiến cho xuất hiện cả núi vấn đề từ lúc
bắt đầu để có được phần phân tích khách quan. Điều này dẫn đến một mớ
rắc rối sau này nếu thực hiện PR không trúng mục tiêu, hiệu quả hoàn toàn
không có.

Nắm được sự thật khách quan chính là nền tảng của phân tích data. Vì sau
đó ta sẽ sử dụng data để phân tích sâu hơn, nên việc cụ thể từ ban đầu xem
“cái gì, mức nào, như thế nào” chính là điểm then chốt.

Chúng ta hãy cùng xem bốn điểm bên dưới cụ thể là gì nhé!

(1) Định nghĩa từ ngữ có chính xác không?

(ví dụ) “Doanh số” => Doanh số bằng tiền? Số lượng bán ra?

(2) Định lượng bằng số

(ví dụ) “Giảm nhiều” => 20%? 50%?

(3) Làm rõ đối tượng được so sánh (ví dụ)

“Đang giảm” => So với cùng kỳ năm trước? So với công ty khác?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.