dựng dựa trên thành kiến của người đó (suy nghĩ bảo thủ, hoặc thiếu sót), thì
ngược lại kết quả thu được sẽ không còn chính xác nữa.
Tôi khuyên các bạn, dù trong bất kỳ trường hợp nào, vì cố sử dụng thông tin
khách quan, do đó chỉ khi thật cần thiết mới sử dụng thông tin định tính
chẳng hạn như kinh nghiệm mà thôi, thay vào đó là nên triệt để tiếp cận vấn
đề một cách khách quan nhất. Như vậy bạn có thể sẽ phát hiện ra điều gì đó
mới mẻ, mà nếu bỏ lỡ sẽ rất lãng phí.
Thêm nữa, khi làm nhiều lần quy trình Giả thuyết => phân tích, kỹ năng và
cảm nhận của một nhà phân tích trong bạn sẽ được rèn giũa, và nâng cao
hơn.
“Nếu ... là ..., thì ... là ...” à? Trường hợp của mình, vấn đề phát sinh ở đâu
đây. Giờ mình phải tìm cho được ... và ... trong câu: “Nếu ... là ..., thì doanh
số giảm” là gì đã nhỉ? Nhưng để làm được thì cụ thể là phải xác nhận thế
nào đây?”
Đó là câu Yosuke đã lẩm nhẩm trong miệng. Vậy giờ tôi sẽ giải thích làm
thế nào để tìm được vấn đề nhé.
Điểm mấu chốt
Nếu bạn có thể tìm những chỗ trống trong câu “Nếu ... là ..., thì ... là ...”, thì
bạn đã biết được vấn đề cần xác nhận hay data sẽ sử dụng rồi đấy.
“Kiểu giả thuyết WHAT” để nắm được vấn đề
Tìm thấy trục phù hợp trong “Cây logic”
Bây giờ ta hãy nhanh tạo “giả thuyết kiểu WHAT” nhằm xác định vấn đề ở
chỗ nào nhé.