SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 77

Các bước để xây dựng giả thuyết kiểu WHAT nhằm xác định vấn đề ở đâu
trong tổng thể, có hai giai đoạn chính:

Trước tiên, chia vấn đề ở phía trên cùng thành bốn dạng toán: Cộng, trừ,
nhân, chia, sau đó quyết định xem “trục” nào sẽ lấy để so sánh nhằm tìm ra
chỗ phát sinh vấn đề. Việc phân thành bốn dạng toán đó nhằm mô tả “phần
bên trong” của chỉ tiêu nào đó. Giống như “phần bên trong” của hóa đơn
mua hàng vậy, số tổng là phép cộng (+) của tất cả các mục bên trong đó.
Đây có thể nói là cách đi vào chi tiết từ con số tổng vậy.

Giờ chúng ta cùng xem ví dụ cụ thể.

Bước 1: Hãy bóc tách vấn đề trên cùng!

Ở đây giả sử ta có vấn đề phía trên cùng là “Lợi nhuận của sản phẩm XX bị
giảm” (định nghĩa về vấn đề ở đây không được chi tiết lắm, nhưng thôi để
qua một bên và tiếp tục).

Chỉ số “lợi nhuận” làm thế nào để phân ra bằng bốn phép toán bây giờ?

Cách tính thì không thể chỉ có một hàng là xong, nhưng tổng quan thì “lợi
nhuận” = ”doanh số” - “Giá (giá vốn)” - “kinh phí” (tham khảo hình 2-9).
Trong số này, ngoài những phần không thể thay đổi vì lý do nào đó, ta cần
lưu ý những yếu tố còn lại. Ở đây, phần Giá (giá vốn) là cố định, không thể
can thiệp được.

Các phần còn lại “doanh số” và “kinh phí” thì lần lượt sẽ bằng “đơn giá” x
“số lượng bán”, và “chi phí nhân công” + “chi phí khuyến mãi”. Cần phải
lưu ý đến những yếu tố có thể bị thay đổi như “số lượng bán” và “chi phí
khuyến mãi” này.

Đến đây ta có thể sử dụng máy móc công cụ để làm tiếp, nên chắc chắn sẽ
đơn giản rồi. Tuy nhiên, ta không nên dựa hoàn toàn vào máy. Bạn cần phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.