SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 78

nhớ rằng việc phân nhỏ từng mục trong đó là bước để tìm vấn đề, chính vì
vậy ta cần có “giả thuyết” cho nó.

Bước 2: Tìm ra “Điểm dễ có sự chênh lệch”

Có thể nói đây là điểm tương đồng với Giả thuyết kiểu WHY sẽ trình bày
sau, tuy nhiên điều quan trọng sau khi phân nhỏ các yếu tố của data là tìm
“Tâm điểm” để so sánh. Ví dụ như khi nói “doanh số giảm sút”, chắc chắn
sẽ có các điểm (các khía cạnh) như đó là cửa hàng nào, hay vào thời điểm
nào, sản phẩm nào, có phải do nhân viên không.

Nếu là vấn đề liên quan đến công việc mình đã quen thuộc, chắc sẽ dễ tìm
Tâm điểm phù hợp. Ví dụ, chắc chắn sẽ có giả thuyết: “Trong hoạt động
kinh doanh của chúng tôi, khi nói đến doanh số, chắc chắn ở mỗi cửa hàng
sẽ có sự chênh lệch. Ngay cả ở cùng một cửa hàng, thì kinh nghiệm hay
năng lực của nhân viên cũng khác nhau, rồi các chương trình, sự kiện đang
làm lại cũng khác nhau nữa”.

Tùy vào tình huống mà giả thuyết sẽ khác nhau, và hiệu quả hay không lại
tùy vào từng trường hợp.

Thêm nữa, thường thì nếu chỉ nhìn từ một nguồn data, sẽ khó đánh giá được
vấn đề. Nếu chỉ nhìn vào doanh số qua các kỳ của cửa hàng đó, hẳn là ta
không thể biết tốt hay xấu. Tuy nhiên, khi so sánh có thể ta sẽ bắt đầu phát
hiện ra những điểm khác biệt.

Đương nhiên khi so sánh ta cần phải chọn “lấy điểm nào để so sánh”. Và để
tìm “điểm thích hợp”, thì “giả thuyết” cũng rất quan trọng.

Ở bước 1 ta đã phân nhỏ “lợi thuận” ra, và lưu ý đến “số lượng bán”, “kinh
phí khuyến mãi” rồi. Bước tiếp theo, ta hãy nghĩ xem trong hai yếu tố “số
lượng bán” và “kinh phí khuyến mãi”, thì điểm nào sẽ dễ có sự chênh lệch
khi so sánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.