Để tìm vấn đề đang phát sinh, mặc dù đã phân nhỏ ra rồi, nhưng phải phân
nhỏ đến mức nào?
Câu trả lời đó là “cho đến khi vấn đề xuất hiện (có sự khác biệt, chênh
lệch)”.
Đi đến bước này thì tất nhiên việc chuẩn bị và sử dụng data nào đã rõ ràng
rồi.
Ở trường hợp này, liên quan đến Số lượng hàng bán, ta đã biết cần phải có
những data sau đây:
- Data số lượng bán của từng cửa hàng
- Data số lượng bán của từng phân khúc khách hàng
- Data số lượng bán của từng kênh phân phối bán hàng
Sẽ có những người đặt câu hỏi chi tiết hơn là, sử dụng data trong khoảng
thời gian nào, phân khúc thị trường sẽ chia thế nào,... Tuy nhiên ở giai đoạn
này, so với việc thu thập những thông tin có vẻ liên quan, rồi vẽ biểu đồ mà
không có mục tiêu gì, thì chẳng phải ta đã có được kết quả khác biệt khi thu
hẹp trọng tâm một cách cụ thể và hợp lý hơn sao.
Cách suy nghĩ theo kiểu Cây logic có hiệu quả là do các lý do:
- Yếu tố nào liên quan đến vấn đề ở phía trên cùng sẽ được kiểm chứng bằng
giả thuyết hay data đã chọn được đặt vị trí phía trên (bên trái) của Cây logic
(vì không bị trật khỏi vấn đề, nên sẽ không bị lãng phí khi phân tích).
- Vì sử dụng bốn phép tính, nên sẽ không bị bỏ sót hay bị trùng (có thể tránh
nguy cơ bị bỏ sót khi có nhiều giả thuyết, hay thành kiến của người phân
tích).
- Không quên những yếu tố mang tính định lượng.