Chắc bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng người thứ nhất sống ở New
York, nơi mà sự gần gũi đã trở thành một phần của cuộc sống, trong khi
người thứ hai lại đến từ một trang trại chăn nuôi rộng lớn ở bang Texas, nơi
mà sự tiếp xúc gần gũi là điều rất hiếm gặp.
Nhận biết được “vùng thoải mái” của mỗi người là phần rất quan trọng
trong Trí tuệ Xã hội. Nếu bạn có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái
bằng cách không xâm phạm “không gian” riêng tư của họ, ngay lập tức họ
sẽ sẵn sàng trò chuyện và dành thời gian cho bạn nhiều hơn.
5. Gặp gỡ và chào hỏi với thái độ niềm nở
Hãy chú ý kỹ đến ngôn ngữ cơ thể khi bạn gặp gỡ và chào hỏi mọi
người. Hãy nhớ lại hai tình huống tưởng tượng ở đầu chương 2 và những tư
thế của cơ thể bạn khi đó. Hầu hết mọi người đều ở đâu đó giữa hai thái cực
này.
Hãy trở thành “thám tử” ngôn ngữ cơ thể, nhanh chóng phân tích những
thông điệp phi ngôn từ xuất hiện trong những khoảnh khắc đầu tiên, vốn có
ý nghĩa hết sức quan trọng.
Khi bắt tay, hãy chú ý kỹ đến lực của cánh tay vì nó có thể nói lên bức
thông điệp nào đó. Đồng thời cũng chú ý đến cách bắt tay của bạn – nên bắt
tay mạnh (nhưng đừng quá mạnh!) và niềm nở. Luôn nhớ thực hiện giao
tiếp mắt với người khác. Giao tiếp bằng mắt sẽ làm cho người khác cảm
thấy bạn quan tâm đến họ, và do đó họ cũng sẽ quan tâm đến bạn hơn!
6. Sử dụng những cử chỉ thể hiện tình cảm phù hợp
Ở một số nền văn hóa, việc chào hỏi bằng cách ôm nhau được yêu
chuộng nhiều hơn so với các nền văn hóa khác. Chẳng hạn như ở Nga, ôm
là một cử chỉ chào hỏi thông thường khi mọi người gặp nhau; trong khi đó
tại Anh, người dân lại bảo thủ hơn trong chuyện này.
Tiến sĩ tâm thần học Harold Falk đã liệt kê một số lợi ích của cái ôm như
sau: “Cái ôm có thể xoa dịu chứng trầm cảm, giúp tăng cường khả năng