miễn dịch của cơ thể. Cái ôm ‘thổi’ một làn hơi tươi mát vào cơ thể đang
mệt mỏi và giúp bạn cảm thấy trẻ trung, mạnh mẽ hơn”.
Đồng tình với quan điểm này, Helen Colton, tác giả của quyển The Joy of
Touching, cho biết hàm lượng haemoglobin trong máu sẽ tăng lên đáng kể
khi bạn được ôm và được tiếp chạm. Do haemoglobin là chất vận chuyển
nguồn ô-xy quý giá cho tim, bộ não và cơ thể nên cái ôm còn được xem
như là tác nhân trao tặng sự sống hoặc cứu mạng con người, đồng thời còn
là biểu hiện tuyệt vời của Trí tuệ Xã hội và sự tự tin.
Tình huống nghiên cứu – Chăm sóc trẻ bằng phương pháp
kangaroo: một ví dụ điển hình về sức mạnh của sự tiếp chạm
Chăm sóc trẻ bằng phương pháp kangaroo đã được bác sĩ Edgar Rey
và Hector Martinez, bác sĩ chuyên khoa Sơ sinh ở Bogota, Columbia,
tiên phong áp dụng và đến năm 1983 thì chính thức được nghiên cứu
chuyên sâu. Ở trẻ sinh non, các bộ phận chưa phát triển hoàn chỉnh
nên trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài, đồng thời do
thiếu các trang thiết bị chuyên dụng, đắt tiền để chăm sóc trẻ cho nên
nguy cơ tử vong là rất cao. Từ khi áp dụng, phương pháp này đã giúp
giảm tỉ lệ tử vong từ 70% xuống còn 30%.
Theo phương pháp kangaroo, trẻ sơ sinh được đặt ở tư thế thẳng đứng,
áp sát vào ngực mẹ, má của bé áp vào da ngực mẹ, hai chân bé dang ra
dưới bầu ngực mẹ giống như tư thế con ếch. Có thể quấn tã cho bé
nhưng không nhất thiết phải mặc áo. Bé được giữ trong tư thế này cả
ngày lẫn đêm, trừ lúc làm vệ sinh cho bé. Khi bé đói, mẹ cũng cho bú
trong tư thế này. Ban đêm, mẹ chỉ được tựa lưng chứ không nằm để bé
có tư thế thẳng đứng. Các thành viên khác trong gia đình có thể thay
mẹ ẵm bé trong chốc lát. Phương pháp này được duy trì cho đến khi
bé có được trọng lượng trung bình của một đứa trẻ chào đời đủ tháng.
7. Trò chuyện trước gương
Trước bất kỳ cuộc gặp mặt xã giao nào, hãy tự ngắm nghía lại bản thân,
mà cách lý tưởng nhất là đứng trước một tấm gương lớn. Thay vì chỉ kiểm