Chương 3
Nghệ thuật lắng nghe
“Ta thường quan tâm đến những người cũng biết quan tâm đến ta.”
- Publilius Syrus
Rõ ràng nhà thơ La Mã Publilius đã biết về Trí tuệ Xã hội! Nếu ai đó thể
hiện sự quan tâm đến ta và thật sự mong muốn được hiểu ta hơn, ta cũng sẽ
quan tâm đến họ và đánh giá tốt về họ.
Cách tốt nhất, dễ dàng nhất và hiệu quả nhất để thể hiện sự quan tâm đến
người khác chính là lắng nghe những gì họ đang nói – thật sự lắng nghe,
tập trung vào những lời họ nói thì khác với việc chỉ vờ đứng đó nhưng
trong đầu lại lên kế hoạch cho những chuyện riêng tư!
Người có Trí tuệ Xã hội luôn cho rằng người nói đáng được quan tâm và
đáng quý.
Câu chuyện cảnh báo về Trí tuệ Xã hội – phần 2
Trong lúc tôi vẫn còn trong giai đoạn “đao to búa lớn” của quá trình phát
triển Trí tuệ Xã hội, tôi thường có xu hướng “thống trị các tần số phát
thanh”. Bởi lẽ tôi nghĩ rằng càng đưa ra nhiều quan điểm xuất chúng thì
cuộc hội thoại sẽ càng tuyệt vời.
Đây là quan điểm hết sức phiến diện.
Thế là Mẹ Thiên nhiên đã can thiệp và dạy cho tôi một bài học quý báu.
Trước một sự kiện xã hội quan trọng nọ, tôi đã bị viêm họng. Tôi hoàn
toàn chán chường khi không thể thốt ra một lời nào.
Ở buổi tiệc, tôi có cơ hội tiếp xúc với một người lúc nào cũng nồng nhiệt
với mọi điều. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện hết sức sôi nổi. Nhưng vì giọng
nói yếu ớt của mình, không lâu sau, tôi đành ngừng nói, chuyển sang gật