SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 22

đầu, ừ hử và thỉnh thoảng đặt câu hỏi. Nhờ vậy mà người bạn mới quen có
cơ hội được trình bày lâu hơn năm phút.

Đến khi chào tạm biệt nhau, tôi cứ đinh ninh anh ta sẽ cho rằng tôi là

một gã tẻ nhạt vì tôi chỉ góp lời rất ít vào cuộc hội thoại giữa hai người,
trong khi anh ta đóng góp đến 95%.

Nhưng bất ngờ thay, anh ta lại cho rằng tôi chính là bậc thầy về nghệ

thuật giao tiếp, biết cách thể hiện sự quan tâm, thích thú và khơi gợi lòng
nhiệt tâm chia sẻ của người đối diện.

Vì sao lại thế?

Tôi dần nhận ra chúng tôi thực sự đã có một cuộc hội thoại tuyệt vời.

Anh bạn ấy chiêu đãi tôi bằng những câu chuyện thú vị và những ý tưởng
khơi dậy sự quan tâm, hào hứng khám phá. Chính cơ thể tôi, chứ không
phải giọng nói, đã “đáp lời” anh. Nó thể hiện rằng tôi cảm thấy thích thú,
đang đi theo dòng mạch câu chuyện. Và nhờ sự hiện diện tích cực – kiệm
lời, nghe nhiều – của tôi, anh ta có thể khám phá ra nhiều điều hơn về
những suy nghĩ của mình, theo đó anh không chỉ giao tiếp với tôi mà còn
giao tiếp với chính mình nữa.

Qua đó, tôi nhận thấy rằng khi lắng nghe, tôi đang trao cho mình cơ hội

tuyệt vời để buông lỏng, thoải mái tận hưởng những câu chuyện và ý tưởng
tuyệt vời; đồng thời tôi còn tạo điều kiện cho người khác được tự do thể
hiện.

Rồi tôi hổ thẹn khi nghĩ đến điều mà Leonardo da Vinci từng nhận xét:

hầu hết mọi người đều “nghe chứ khôngnghe thấy”.

Lắng nghe – một nghệ thuật bị lãng quên

Chúng ta thường dành khoảng 50% đến 80% cuộc đời mình cho hoạt

động giao tiếp và trong đó, khoảng một nửa thời gian giao tiếp là dành cho
việc lắng nghe. Ở trường học, tỷ lệ này còn cao hơn. Còn trong kinh doanh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.