Hầu hết mọi người (thật ra là đến 85%) đều tự chấm khả năng lắng nghe
của mình chỉ ở mức trung bình (55) hoặc thấp hơn. Chỉ có 5% số người tự
đánh giá mình thuộc ngưỡng 80 – 90 hoặc cho rằng mình là người lắng
nghe xuất sắc. Sau khi đọc xong chương này, hẳn bạn sẽ thuộc về nhóm
những người lắng nghe giỏi nhất cho mà xem!
Ở phần người khác đánh giá khả năng lắng nghe của bạn, nếu bạn nghĩ
bạn thân nhất của bạn sẽ cho bạn số điểm cao hơn hẳn 5 nhóm đối tượng
còn lại thì đó cũng là điều bình thường! Trên thực tế, hầu hết mọi người
đều tin là người bạn thân của họ sẽ cho họ điểm lắng nghe cao hơn điểm số
mà họ tự đánh giá.
Mọi người đều cho rằng cấp trên sẽ cho họ điểm số cao thứ hai, và điểm
số này vẫn cao hơn điểm số tự đánh giá. Nguyên nhân là do sức mạnh của
thẩm quyền. Mọi người thường dành nhiều sự quan tâm hơn đối với người
nắm quyền chi phối toàn bộ hoặc một phần cuộc sống của họ. Thật thú vị
là, (bạn nên suy ngẫm điều sau đây!) số điểm từ đồng nghiệp hay cấp dưới
của bạn bằng đúng số điểm mà bạn tự đánh giá, tức khoảng 55 điểm.
Số điểm từ các thành viên trong gia đình dao động mạnh hơn, tùy thuộc
vào cấu trúc gia đình và mối quan hệ. Đáng buồn thay, số điểm mà người
bạn đời của họ sẽ dành cho họ lại giảm dần theo số năm chung sống. Có
một bài học nằm ở đây...
Những thói quen xấu khi lắng nghe
Sau đây là 10 thói quen xấu cản trở khả năng lắng nghe
hiệu quả và làm suy yếu Trí tuệ Xã hội của bạn:
1. Giả vờ chăm chú nghe
2. Làm việc khác trong khi đang lắng nghe
3. Cho rằng chủ đề lắng nghe không thú vị
4. Bị phân tâm bởi cách nói chuyện hoặc điệu bộ của người nói