5. Bị cuốn quá sâu vào câu chuyện đến nỗi bỏ sót nội dung chính trong
bức thông điệp của người nói
6. Để cho những lời lẽ đầy cảm xúc khuấy động cơn giận và sự phản
kháng bên trong bạn
7. Tập trung vào những yếu tố gây phân tâm thay vì chú ý đến thông điệp
của người nói
8. Liên tục ghi chú – chỉ nghe và không có phản hồi
9. Lắng nghe chỉ để lấy dữ kiện
10. Tránh né những điều phức tạp, khó hiểu
Bạn thấy mình mắc phải những thói quen xấu nào?
Hãy ghi lại những điểm yếu của bạn để tìm cách cải thiện khả năng lắng
nghe.
Lắng nghe chủ động
Lắng nghe không phải là một việc làm thụ động, cũng không phải là
phần “nhàm chán” hay “nhạt nhòa” của cuộc hội thoại. Bản thân tôi khám
phá thấy rằng lắng nghe tốt là yếu tố tối quan trọng cho một cuộc hội thoại
thành công, hiệu quả và thú vị.
“Sức mạnh tinh tế của ngôn ngữ không nằm ở lời nói.”
- Robert Benchley
Không phải là “nuốt” lấy từng lời của người nói, chỉ cần tinh ý nhận ra
ngôn ngữ cơ thể của họ, ta có thể cảm nhận được rất nhiều điều từ cuộc hội
thoại – lắng nghe cả xúc cảm lẫn nội dung bức thông điệp của người nói.
Có một câu nói hài hước nhưng lại vô cùng phù hợp với nội dung này, đó
là: “Tôi biết bạn luôn tin rằng bạn đã hiểu những gì bạn nghĩ là tôi nói,
nhưng tôi không chắc liệu bạn có nhận ra những gì bạn nghe chưa hẳn là
những gì tôi nói!”.