đỡ trong những hoạt động dễ gây căng thẳng (như chuyển nhà) thì
nhịp tim ít thay đổi. Nhịp tim của họ không đa dạng nên thường có
khả năng chết sớm hơn, nhất là chết vì bệnh tim.
Rõ ràng là việc sống tích cực, hòa đồng sẽ làm cho tim có biên độ nhịp
đập rộng hơn. Cười, thích thú, đam mê, giận dữ, thất vọng, thư giãn và
một loạt cảm xúc có liên quan đến các hoạt động xã hội sẽ giúp rèn
luyện cho trái tim thêm khỏe mạnh, điều mà những người sống thui
thủi một mình sẽ không có được.
Horsten kết luận: “Càng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ mọi người xung
quanh, mức độ thay đổi nhịp tim sẽ càng cao”. Như vậy, sống trong cô
lập cũng là một nhân tố nguy hại đến sức khỏe và tuổi thọ của con
người.
Ấn tượng đầu tiên luôn rất quan trọng!
Não bộ của chúng ta có khả năng hồi tưởng những thông tin đã tiếp nhận
từ lần đầu tiên (dù là từ rất lâu) tốt hơn so với những thông tin nhận được
sau đó.
Theo nguyên lý Những điều đầu tiên sẽ xuất hiện trước, ta có khả năng
nhớ lại buổi đầu gặp gỡ với người quan trọng nhất đời ta, nhớ lần đầu đến
thăm một thành phố hay một đất nước xa lạ, và thậm chí có thể làm sống lại
trong tâm trí chuỗi ngày hạnh phúc với mối tình đầu của mình!
Cũng theo nguyên lý này, khi đến tham dự một sự kiện xã hội, chính
không gian, con người và bầu không khí ở nơi đó sẽ gợi nhắc ta về những
ấn tượng ban đầu.
Người có Trí tuệ Xã hội là người dám đứng lên trình bày ý kiến của
mình trước những người chưa bao giờ tiếp xúc, và luôn được nhớ đến bởi
sự nồng nhiệt, thái độ tích cực và biết quan tâm đến những người khác.
Sau đây là những bí quyết giúp bạn để lại những ấn tượng đẹp trong lần
đầu gặp gỡ: