Tầm quan trọng của việc xây dựng hình mẫu tuyệt vời được minh họa cụ
thể qua nghiên cứu sau.
Những người bắt chước ngồi ở ghế sau
Nếu bạn là người lái xe cẩn trọng thì con bạn cũng sẽ trở thành người
lái xe cẩn trọng. Còn nếu bạn là “mối đe dọa” đằng sau tay lái thì con
bạn rồi cũng sẽ trở thành mối đe dọa y như thế.
Ở Bắc Carolina, Susan Ferguson, làm việc cho Cơ quan Bảo hiểm An
toàn Xa lộ (Insurance Institute for Highway Safety), cùng đồng nghiệp
của cô đã kiểm tra hồ sơ tai nạn của 140.000 gia đình. Sau đó, họ so
sánh hồ sơ của cha mẹ và con cái (độ tuổi từ 18 đến 21) trong nhà.
Họ phát hiện ra rằng người con nào có cha mẹ gây tai nạn ít nhất 3 lần
trong 5 năm qua thì sẽ có tỷ lệ gây tai nạn cao hơn 22% so với những
người con mà cha mẹ không gây tai nạn giao thông trong cùng khoảng
thời gian.
Khám phá này còn tiết lộ kiểu “hành vi bắt chước” khác, như là: chạy
quá tốc độ, hoặc vượt đèn đỏ. Xác suất vi phạm luật giao thông của
người con sẽ tăng 38% nếu như cha mẹ từng phạm luật ít nhất 3 lần.
Căn cứ vào những khám phá này, Jane Eason, phát ngôn viên của Ủy
ban Phòng chống Tai nạn của Hoàng gia Anh, khẳng định: “Nếu cha
mẹ là những tấm gương xấu thì đương nhiên con cái cũng trở nên như
thế!”.
Con người thường có xu hướng sao chép những hành vi tốt nhất, vì thế
chúng ta càng gương mẫu chừng nào thì người khác càng noi theo gương
chúng ta nhiều chừng ấy. Dĩ nhiên nguyên lý bắt chước của não bộ cũng có
những mặt hạn chế – rập khuôn theo hành vi, thái độ và niềm tin chỉ để
mình không bị “lạc loài”. Sức mạnh do áp lực đồng đẳng được minh họa rõ
nét qua nghiên cứu sau.
Một thí nghiệm đáng kinh ngạc
Tôi được mời hỗ trợ trong một thí nghiệm về hành vi con người, để thấy
rõ sức ảnh hưởng tuyệt vời và lạ kỳ của mỗi cá nhân đối với người khác.