Ban đầu, thí nghiệm này do một nhà nghiên cứu có bề dày kinh nghiệm về
các mối tương tác xã hội đưa ra. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
Trong một căn phòng nhỏ khá trống trải, chỉ có mỗi chiếc bàn với một
cái ghế đặt phía sau. Cách bàn chừng 3 mét là một dãy ba chiếc ghế xếp đối
diện. Căn phòng được bố trí trông giống như một rạp hát thu nhỏ. Ngoài ra,
trong phòng không có gì khác nữa. Có năm người tham gia cuộc thí
nghiệm: hai “nhà tâm lý học” mặc áo choàng trắng và ba người quan sát.
Một “nhà tâm lý học” đứng lên giới thiệu “bài kiểm tra thị giác” cho
người quan sát, trong khi “nhà tâm lý học” còn lại ghi nhận kết quả và mô
tả lại thí nghiệm – tôi được giao cho vai trò này. Sau đây là những gì tôi
phải nói với ba sinh viên trong vai người quan sát:
“Các em sẽ được xem một vài tấm thẻ. Trên mỗi thẻ sẽ có ba thanh dọc
màu đen. Mỗi thanh sẽ được ghi tên A, B hoặc C ở trên đầu. Nhiệm vụ của
các em là đọc tên các thanh dọc theo thứ tự từ cao xuống thấp. Thứ tự các
thẻ sẽ được thay đổi trong suốt thời gian thí nghiệm. Người ở bên trái
(người thứ nhất) sẽ thực hiện trước, rồi đến người ở giữa (người thứ hai),
sau cùng là người bên phải (người thứ ba).”.
Tuy nhiên, có một điều lắt léo ở đây! Người quan sát thứ ba không biết
hai người quan sát kia đã được “cài” trước. Các tấm thẻ đã được sắp xếp
trước và hai người quan sát “giả vờ” này cũng đã tập luyện trước để đưa ra
những câu trả lời sai có chủ đích trong khi vẫn “diễn” tròn phần vai… nặn
óc tư duy. Với hai thẻ đầu tiên, người thứ nhất và thứ hai đưa ra câu trả lời