SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 61

Những người này lấn cấn trong việc giữ vững lập trường đúng đắn của

mình trước sức thuyết phục của “đám đông” và mang cảm xúc khổ sở hoặc
bực dọc. Trong số người tham gia thí nghiệm, có một người càng lúc càng
thể hiện rõ thái độ khinh khỉnh đối với hai người “đầu trò”; và trong lần thử
nghiệm sau đó, thậm chí anh ta còn cẩn thận lấy cây lược của mình ra để đo
độ dài những thanh dọc, giống như cách đo tỉ lệ của người họa sĩ. Trong
một trường hợp khác, khi người thứ nhất bảo thanh ngắn nhất là thanh dài
nhất và thanh dài nhất là thanh ngắn nhất, người quan sát thứ ba đã quát lên
với vẻ tức tối: “Anh bị sao vậy, đồ ngốc! Anh không biết NHÌN à?”.

Được tiến hành hàng nghìn lần sau đó với những kết quả tương tự thu

được, thí nghiệm này cho thấy những tương tác xã hội dù là cơ bản nhất
cũng có khả năng tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ trong chúng ta, khiến ta
hoài nghi sự thật và thay đổi cách ta nhìn nhận mọi việc.

Sự rập khuôn

Một hiện tượng khởi nguồn từ khát khao bản năng của con người trong

việc thích nghi với hoàn cảnh đó chính là khái quát hóa hoặc rập khuôn
theo người khác, thể hiện qua những quan điểm như: con gái thì không giỏi
khoa học, con trai vốn hung hăng, người châu Á luôn lao động chăm chỉ;
người già thường hay ca cẩm; dân Địa Trung Hải lúc nào cũng lười biếng
v.v.

Những khuôn mẫu và định kiến như thế xuất hiện một cách tự nhiên

trong quá trình trưởng thành của ta. Chúng ta thường cảm thấy thoải mái,
nhẹ nhõm khi xung quanh là những người giống ta về bộ dạng, thái độ và
quan điểm sống; và lo sợ trước những điều lạ lẫm mà mình chưa biết. Tuy
nhiên, quá trình sao chép rập khuôn này đã vi phạm một quy tắc cơ bản của
Trí tuệ Xã hội đó là xem mọi người như là những cá thể độc đáo, đáng trân
trọng.

Né tránh! Chống trả! Thấu hiểu!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.