Tình trạng rập khuôn sinh ra từ sự kém hiểu biết. Phản ứng đầu tiên của
con người trước những điều ngoài tầm hiểu biết thường là bối rối, lo sợ; sau
đó, quá trình này sẽ kích hoạt kiểu phản ứng bản năng – né tránh (flight)
hoặc chống trả (fight). Điều mà bộ não của ta thực sự đang làm chính là
mang đến cho ta cảm nhận đầu tiên về con người mới. Tùy thuộc vào
những liên tưởng mình có về kiểu người ấy, ta sẽ quyết định phản ứng theo
cách né tránh hoặc chống trả.
Kiểu phản ứng này luôn diễn ra khi có bất cứ điều “lạ” nào bước vào môi
trường hiện tại của ta, như: những người thuộc sắc tộc khác, những người
phụ nữ hay lui tới chốn “vui chơi” vốn chỉ dành cho đàn ông…
Sai lầm chúng ta thường phạm phải là thêm thắt thái độ, giả định thiếu
chính xác vào những quan sát thực tế, và kết quả là ngay lập tức khiến ta tỏ
ra hung hăng hoặc sợ hãi.
Giờ đây, Trí tuệ Xã hội của bạn đã nâng cao và bạn có thể chuyển sang
bước cao hơn: Thấu hiểu!
Lần tới, khi có ai đó không quen biết kích hoạt phản ứng Né tránh hoặc
Chống trả trong bạn, hãy vận dụng Trí tuệ Xã hội và cách phản ứng Thấu
hiểu siêu việt – nghĩa là khoan hãy vội hành động, cứ để đôi mắt và bộ não
thu thập nhiều thông tin đến mức có thể về đối tượng đó. Nói cách khác,
hãy làm lắng dịu cảm xúc hung hăng hoặc sợ hãi ban đầu của bạn, xem xét
đối tượng đang đứng trước mặt với đầu óc cởi mở, đầy chất Trí tuệ Xã hội.
Điều này sẽ mang đến cho bạn sự hiểu biết sáng suốt, giúp bạn tìm ra
cách phản ứng phù hợp hơn, và nhanh chóng cải thiện khả năng tương giao
của bạn.
Sự rập khuôn ẩn nấp trong tâm trí ta và giở trò phá bĩnh chẳng khác nào
những con quái vật! Chỉ cần một điều gì đó đơn giản, như tên gọi của một
người, cũng vô tình “tô màu” nhận thức của ta về họ.
Luke Birmingham, chuyên gia tâm thần học - pháp y thuộc Đại học
Southamton, đã chứng minh cái tên của bạn có khả năng ảnh hưởng đến