Và tất cả mọi người vốn có sẵn những phẩm chất tốt đẹp ấy rồi!
Hãy hạn chế tối đa bất kỳ khuynh hướng chỉ trích, lên án hay than phiền
nào.
2. Tránh tranh cãi
Tránh tranh cãi không có nghĩa là tránh những cuộc tranh luận chính
đáng, quan trọng để bạn nói lên quan điểm của mình. Tránh tranh cãi nghĩa
là tránh những tình huống mà một bên cố gắng chứng tỏ quan điểm của
mình là đúng, trong khi quan điểm của những người khác là sai.
Hãy nhớ lấy “con đường” của Aikido!
3. Nhìn sự việc từ quan điểm của người khác
Hiểu và đồng cảm với những ý tưởng, mong muốn và mục tiêu của
người khác. Nguyên tắc này có vẻ như khó thực hiện, nhất là khi bạn hoàn
toàn chống đối tất cả những gì họ ủng hộ! Tuy nhiên việc này dễ hơn bạn
nghĩ rất nhiều. Hãy nhớ rằng bạn đang trong quá trình xây dựng mối quan
hệ chứ không phải ghi điểm tranh luận. Trong những tình huống như vậy,
hãy xem mình như là một phóng viên điều tra đang cố gắng tìm hiểu mọi
thông tin về người được phỏng vấn.
Với cách tiếp cận này, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong việc nhìn nhận
sự việc từ quan điểm của người khác – một trong những biểu hiện của thiên
tài Trí tuệ Xã hội!
4. Dũng cảm thừa nhận sai lầm
Thật phiền lòng khi ai đó từ chối thừa nhận sai phạm, và tiếp tục lãng phí
thời gian quý giá chỉ để bảo vệ cho một lập trường không vững chắc!
Chối bỏ sai lầm là biểu hiện của thái độ ngạo mạn, thiếu tự tin, và sâu xa
hơn nữa là không thành thật với mọi người, cũng như với chính bản thân.
Khi đã nhận ra sai lầm của mình, hãy thừa nhận ngay lập tức với tinh
thần mạnh mẽ, dứt khoát và nhiệt thành! Điều này thể hiện bạn là người