13
biết của mình và từ đó hướng dẫn mọi hành động và ý
muốn của chúng ta.
Ajahn Chah xem đức hạnh như là sự bảo vệ vĩ đại
của tâm và khuyến khích mọi người nghiêm trì giới luật
nếu họ thành tâm mong cầu một đời sống khôn ngoan
và hạnh phúc, bất kể đó là Ngũ Giới
5
của người tại gia
hay Tám, Mười, hay 227 giới của người xuất gia. Hành
động và lời nói có đạo đức khiến cho tâm hòa hợp với
Chánh pháp và do đó trở thành nền tảng cho sự Thiền
Định, chứng ngộ và giải thoát.
Trong nhiều cách khác nhau, đức hạnh là kết quả
tất yếu của Chánh Kiến, và chúng liên quan mật thiết
với nhau: nếu chúng ta hiểu lý nhân quả và nhìn thấy
mối quan hệ giữa sự tham muốn và đau khổ, lẽ dĩ
nhiên, hành động của chúng ta sẽ hài hòa và kiềm thúc
hơn. Cùng thế ấy, nếu hành động và lời nói của chúng
ta chân thật, khiêm tốn, thanh nhã và bất bạo động,
chúng ta sẽ tạo ra nhân hòa bình trong tâm, và sẽ dễ
nhìn thấy những quy luật điều hành tâm và động thái
của nó, để rồi Chánh Kiến sẽ phát triển dễ dàng hơn.
Một kết quả đặc thù của mối quan hệ này, điều
mà Ajahn Chah đề cập đến trong bài pháp “Quy Ước và
Sự Giải Thoát” là thực chất trống rỗng của tất cả mọi
quy ước (tiền bạc, quy chế tu hành, tục lệ xã hội, …) và
cùng lúc là sự cần thiết phải tôn trọng chúng hoàn
toàn. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng Ajahn
Chah nhìn thấy Trung Đạo như là giải pháp duy nhất
5
Ngũ giới là năm giới Iuật căn bản bao gồm: không sát
sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không say
sưa.