11
Không bao lâu, sẽ có vài vị Sư tới đây. Họ cao hơn
chúng ta rất nhiều”. Vài năm sau khi Ajahn Sumedho
đến Wat Pah Pong, thì thiền viện bắt đầu tiếp nhận
nhiều người nữa từ phương Tây đến với Ajahn Chah.
Và rồi, vào năm 1976, Ajahn Sumedho được một nhóm
người tại Luân Đôn mời đến để thiết lập một thiền viện
ở đây. Năm sau đó, Ajahn Chah ghé thăm thiền viện
này và để Ajahn Sumedho với một nhóm các Sư nhỏ ở
lại Hampstead Buddhist Vihar, một căn nhà trên một
đường phố đông đúc tại bắc Luân Đôn. Vài năm sau, họ
dời đến vùng thôn quê và thiết lập thêm nhiều chi
nhánh khác.
Từ đó, nhiều đệ tử thâm niên của Ajahn Chah
được tham gia vào công tác thiết lập những thiền viện
mới và truyền bá Giáo Pháp ở nhiều lục địa khác nhau.
Nhiều thiền viện đã mọc lên tại Pháp, Úc, New Zealand,
Thụy Sỹ, Ý, Canada và Hoa Kz. Ajahn Chah cũng từng đi
tới Âu châu và Bắc Mỹ hai lần, vào năm 1977 và 1979,
và hết lòng ủng hộ những chi nhánh mới này. Có lần,
Ngài nói rằng Phật Pháp tại Thái Lan giống như một
thân cây từng mạnh khỏe và sai trái, nhưng bây giờ nó
đã già và chỉ có thể sinh ra vài trái nhỏ và chát. Còn
Phật Pháp ở phương Tây thì ngược lại, nó giống như
một cây nhỏ tràn đầy sức sống và triển vọng, nhưng
cần được chăm sóc đúng cách để có thể phát triển
mạnh mẽ.
Trong chuyến viếng thăm Hoa Kz vào năm 1979,
Ngài nói, “Anh quốc là một địa điểm thuận lợi để phát
triển Phật Pháp ở phương Tây, nhưng nền văn hóa nơi
đó cũng đã xưa. Tuy nhiên, Hoa Kz có năng lượng và sự
linh động của một quốc gia trẻ trung, mọi thứ ở đây