16
nại. Khi Đức Phật nói bài pháp đầu tiên của Ngài về giới
luật xuất gia cho 1.250 đệ tử giác ngộ của Ngài trong
vườn Trúc Lâm, những lời mở đầu của Ngài là: “Sự
nhẫn nại là pháp tu tối thượng để giải thoát tâm khỏi
những sự bất thiện”. Cho nên, khi có người đến gặp
Ajahn Chah than vãn về người chồng say sưa hay vụ lúa
mất mùa của họ, phản ứng đầu tiên của Ngài thường
là: “Bạn có thể nhẫn nại điều đó không?”. Ngài muốn
họ nhận ra rằng cách thoát khổ không phải là trốn chạy
nó, chìm đắm trong nó, hay cắn răng chịu đựng nó,
không phải vậy, nhẫn nại là bình thản giữa sự khó
khăn, thật sự hiểu biết và suy ngẫm về cái kinh nghiệm
khổ, hiểu biết nguyên nhân của sự khổ và buông bỏ
chúng.
Dạy dỗ người thế tục và dạy dỗ người xuất
gia
Có những lúc sự giảng dạy của Ajahn Chah áp
dụng cho người thế tục lẫn người xuất gia, nhưng có
những lúc nó chỉ áp dụng riêng cho người xuất gia hay
người thế tục thôi. Người đọc nên lưu { đến điều này
khi đi qua những bài pháp trong sách này, bởi không
biết sự khác biệt đó có thể gây nên sự hoang mang.
Chẳng hạn, bài pháp “Tâm Thiện Lành” đặc biệt nhắm
vào những người tại gia đến Wat Pah Pong hôm đó để
cúng dường, trong khi những bài pháp như “Cơn Lũ
Dục vọng” chỉ dành riêng cho người xuất gia. Sự khác
biệt này không phải là vì có những giáo l{ “bí truyền”
hay cao thâm hơn về một phương diện nào đó, nhưng
bởi vì người tại gia và xuất gia có những nhu cầu và lối
sống khác nhau. Chẳng hạn, người tại gia có những vấn