25
và tụng Kinh (có nghĩa là chỉ có bản đồ và kế hoạch cho
cuộc hành trình), kẻ đó sẽ chẳng bao giờ biết được sự
thuần khiết, chiếu diệu và bình an trong tâm, dù anh ta
sống cả trăm kiếp nữa. Kẻ đó sẽ chỉ lãng phí thời gian
và không bao giờ nhận được lợi ích từ sự tu hành. Vị
thầy chỉ có thể trình bày Đạo pháp. Cho nên, chúng ta
có tầm Đạo bằng sự tu hành, và có đạt được kết quả
hay không, tùy thuộc hoàn toàn vào mỗi chúng ta.
Sau đây là một cách khác để nhìn vào sự việc này.
Sự tu hành giống như những lọ thuốc mà vị y sĩ đưa
cho bệnh nhân của mình. Lọ thuốc có chỉ dẫn cách
dùng trên mặt. Nhưng nếu bệnh nhân chỉ đọc phần chỉ
dẫn, ngay cả đọc tới đọc lui cả trăm lần, họ cũng sẽ
chết. Họ sẽ chẳng nhận được lợi ích gì từ lọ thuốc đó.
Và trước khi chết, họ có thể chê trách rằng y sĩ đó
không đủ giỏi, rằng ông ta chỉ là một lang băm, hay
thuốc không công hiệu. Tuy nhiên, tất cả những gì họ
làm là xem xét lọ thuốc và đọc phần chỉ dẫn, mà không
làm theo lời khuyên của y sĩ và uống thuốc.
Nhưng nếu bệnh nhân thật sự làm theo lời của vị
y sĩ và uống thuốc đều đặn như được chỉ dẫn, họ sẽ
bình phục. Nếu họ bị bệnh nặng, họ có lẽ phải uống rất
nhiều thuốc, nhưng nếu họ chỉ bệnh nhẹ thôi, thì chỉ
cần uống một chút thuốc là khỏe rồi. Cho nên, nếu
chúng ta phải dùng rất nhiều thuốc, đó là vì chúng ta bị
bệnh quá nặng. Chỉ giản dị như vậy thôi. Các y sĩ kê toa
thuốc để loại trừ bệnh khỏi cơ thể. Giáo lý của Đức
Phật được đưa ra để chữa lành những cản bệnh của
tâm, để mang nó trở lại tình trạng lành mạnh nguyên
thủy của nó. Vì thế, Đức Phật có thể được xem như là
một y sĩ, người kê toa thuốc để chữa trị tâm bệnh. Ngài