42
Ngài. Tại sao Đức Phật làm thế? Bởi vì sự giảng dạy này
là lời nói của một người không có phiền não. Dù cho
thế giới thay đổi, sự giảng dạy này sẽ không thay đổi.
Nếu điều gì đó là sai, nói rằng nó đúng, có làm cho nó ít
sai hơn không? Nếu điều gì đó là đúng mà người ta nói
rằng nó là không đúng, thì điều đó có thay đổi gì
không? Nhiều thế hệ đã đi qua, nhưng sự giảng dạy này
vẫn không thay đổi, bởi vì nó là chân lý.
Vậy thì ai là người tạo ra chân lý này? Chính chân
lý tự nó tạo ra chân lý! Có phải Đức Phật đã sáng tạo ra
nó không? Không, không phải Ngài. Đức Phật chỉ khám
phá ra chân lý, bản chất của sự việc, và rồi Ngài công
bố nó. Chân l{ luôn luôn đúng, dù Đức Phật có xuất
hiện nơi thế gian hay không. Đức Phật chỉ “thừa nhận”
Phật Pháp mà thôi. Phật Pháp luôn có ở đó. Chỉ là
trước kia, chưa ai tìm thấy nó. Đức Phật là người đã
tìm kiếm và tìm thấy cái chân lý bất tử mà chúng ta gọi
là Phật Pháp và rồi truyền đạt nó. Ngài không sáng tạo
ra nó.
Tại một thời điểm nào đó, chân l{ được giảng giải
và sự tu hành theo chánh pháp bắt đầu. Theo thời gian,
sự tu hành suy đồi cho đến khi sự giảng dạy này phai
mờ hoàn toàn. Sự hỗn loạn lại thống trị thế gian. Sau
một thời gian, chánh pháp lại được khám phá ra và
hưng thịnh trở lại. Chân lý lại được tái thiết lập. Và cứ
như vậy, hưng thịnh rồi suy vong, nhưng chân l{ thật
sự không đi đâu cả. Khi các vị Phật nhập diệt, chánh
pháp không biến mất theo họ. Thế gian xoay vòng mãi.
Nó giống như một cây xoài. Khi cây lớn lên, nó đơm
hoa, kết trái, rồi trái chín. Những trái xoài hư thối rơi
xuống và hạt xoài trở lại đất để trở thành một cây xoài