40
nơi như thế không có ích lợi nhiều. Những người không
chú ý lắng nghe sẽ nghĩ, “Khi nào ông ấy mới ngừng nói
đây? Không thể làm điều này, không được làm điều
kia…” và đầu óc họ nghĩ ngợi lung tung. Có lúc họ còn
mời tôi thuyết giảng cho có hình thức: “Xin Ngài cho
chúng tôi một bài pháp ngắn”. Họ không muốn tôi nói
nhiều, sợ sẽ rầy rà cho họ! Khi tôi vừa nghe có ai nói
kiểu này, tôi biết họ đang nghĩ gì. Những người này
không thích nghe pháp. Giáo Pháp quấy rầy họ. Nếu tôi
chỉ nói một bài pháp ngắn, họ sẽ chẳng hiểu gì cả. Nếu
bạn chỉ ăn một chút, bạn có no được không?
Có lúc tôi đang nói chuyện để khơi mào cho một
đề tài nào đó, thì một gã say rượu la lên, “Ê, tránh
đường, tránh đường, Đại Đức sắp ra đến rồi!”. Hắn
muốn đuổi tôi đi! Nếu tôi gặp những loại người này, tôi
phải suy ngẫm rất nhiều, và tôi hiểu rõ thêm về bản
chất của con người. Nó giống như một người có một
bình nước đầy mà vẫn xin thêm. Đâu còn chỗ để chứa
nữa. Châm thêm nước vào bình đó chỉ khiến nước chảy
tràn một cách phí phạm. Dạy dỗ những người như vậy
chỉ lãng phí thời gian và sức lực, bởi vì đầu óc họ đã
đầy ắp rác rưởi. Tôi không thể cố gắng cho khi không ai
cố gắng nhận. Nếu bình nước của họ còn có chỗ trống,
người cho và người nhận mới được lợi ích.
Vào thời nay, việc thuyết pháp thường là như vậy,
và ngày càng tệ hại hơn. Người ta không tìm kiếm chân
lý. Họ nghiên cứu giáo lý chỉ để tìm thấy những kiến
thức cần thiết cho việc sinh nhai, phụng dưỡng gia đình
và chăm sóc cho bản thân họ. Họ không thật sự nghiên
cứu Phật Pháp. Tăng sĩ thời nay có nhiều kiến thức hơn
những thế hệ trước rất nhiều. Họ có tất cả những thứ