SUỐI NGUỒN TÂM LINH - Trang 41

41

họ cần. Họ có đủ thứ tiện nghi. Nhưng họ cũng đau khổ
và hoang mang nhiều hơn. Tại sao vậy? Bởi vì họ chỉ
tìm tòi những thứ kiến thức mà họ có thể dùng để kiếm
sống. Ngay cả các Tăng sĩ cũng làm thế. Đôi lúc tôi nghe
họ nói, “Tôi đâu phải xuất gia để tu hành! Tôi ở đây là
để nghiên cứu Phật Pháp
”. Đây là lời của những người
không biết tu hành là gì. Họ đang ở ngõ cụt. Khi những
Tăng sĩ này giảng dạy, họ chỉ nói từ trí nhớ. Họ có thể
giảng dạy, nhưng tâm của họ thì ở những nơi khác. Sự
giảng dạy như thế không phải là Chánh pháp.

Thế giới là như vậy đó. Nếu bạn muốn sống bình

dị, an ổn để tu hành, họ nói bạn là kz quặc và lập dị. Họ
nói rằng bạn cản trở sự phát triển của xã hội. Họ còn
hù dọa, khiến cho bạn sợ hãi. Bạn có thể sẽ tin những
gì họ nói và quay lại với lối sống của thế gian, để rồi
ngày càng chìm đắm cho đến khi bạn không thể vụt lên
nổi. Có người nói, “Tôi không thể thoát ra được. Tôi đã
lún quá sâu rồi
”. Xã hội thường là như vậy đó. Ít ai hiểu
giá trị của Phật Pháp.

Giá trị của Phật Pháp không nằm trong sách vở.

Sách vở chỉ là ngoại hình của Phật Pháp. Chúng không
phải là sự chứng ngộ Phật Pháp mà một người kinh
nghiệm đạt được qua sự tu hành
. Nếu bạn chứng ngộ,
bạn nhận biết tâm của mình. Bạn nhìn thấy chân lý ở
đó. Khi chân l{ trở nên rõ ràng, nó phá tan mọi ảo giác.
Giáo lý của Đức Phật là một chân lý bất di bất dịch. Đức
Phật chứng ngộ chân lý này 2.500 năm trước, và nó vẫn
là chân lý cho đến ngày nay. Giáo lý này không thể
thêm hay bớt. Đức Phật nói, “Những gì Như Lai nói ra
không được cắt bỏ, và những gì Như Lai không nói thì
không được thêm vào
”. Ngài niêm phong giáo lý của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.