430
Một cách khác là như vầy: Nếu chúng ta có một
kinh nghiệm vui vẻ, chúng ta cảm thấy vui vẻ. Nếu ta có
một kinh nghiệm không tốt, chúng ta không vui. Chúng
ta có thể xem cả hai thứ thích và không thích này là có
giá trị như nhau không? Hãy đo lường chính mình dựa
vào tiêu chuẩn này. Trong cuộc sống hàng ngày, khi
nghe một thứ gì chúng ta thích hay không thích, tâm
trạng của chúng ta có thay đổi không? Tâm có động
không? Ngay tại đây, chúng ta có một tiêu chuẩn để đo
lường. Hãy nhận biết chính mình. Đây là nhân chứng
của bạn. Đừng làm những quyết định dựa vào sức
mạnh của những sự ham muốn. Sự ham muốn có thể
thổi phồng chúng ta, khiến chúng ta nghĩ rằng mình là
một thứ gì đó, nhưng thật sự thì không phải. Chúng ta
phải rất thận trọng.
Có quá nhiều góc cạnh để suy xét, nhưng cách
đúng đắn là không đi theo những ham muốn của bạn,
mà đi theo sự thật. Chúng ta nên biết cả hai thứ tốt và
xấu, và khi chúng ta biết chúng, chúng ta buông bỏ
chúng. Nếu chúng ta không buông bỏ, chúng ta vẫn còn
ở đó, chúng ta vẫn “tồn tại”, chúng ta vẫn “có”. Nếu
chúng ta vẫn “là” *cái gì đó+, thì vẫn còn một thứ gì đó,
vẫn còn có sự trở thành và sinh khởi. Vì thế, Đức Phật
bảo chúng ta chỉ nên phán xét chính mình, đừng phán
xét người khác, bất kể là họ tốt hay xấu. Đức Phật chỉ
vạch ra con đường, Ngài nói, “Chân l{ là như vầy”. Bạn
nghĩ sao? Tâm chúng ta có giống như thế hay không?
Chẳng hạn, giả sử một nhà sư lấy thứ gì đó thuộc
về một người khác, rồi người kia buộc tội ông, “Sư ăn
cắp đồ của tôi”; “Tôi không ăn cắp, tôi chỉ lấy chúng
thôi”. Thế rồi chúng ta nhờ một vị sư thứ ba phân xử.