483
11) Sinh (Jāti): Kiếp sống mới bắt đầu. Sinh tạo ra
Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
12) Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não (Jarā-maraṇaṃ):
Các chúng sinh luân hồi đều phải trải qua tất cả
những khổ đau này.
Thuyết Thập nhị nhân duyên giải thích nguyên
nhân của Khổ, và các Pháp hữu vi đều do nhân duyên
mà sinh ra nên chúng vô ngã không có tự tánh. Mọi
chúng sinh trong ba cõi đều do nhân duyên, nghiệp lực
mà sinh ra. Trong đó, Vô Minh và Tham Ái là hai nhân
chính làm chúng sinh luân hồi. Cho nên, chúng ta tu tập
theo Bát Chánh Đạo (Giới – Định – Tuệ) để phá bỏ Vô
Minh và Tham Ái để đạt hạnh phúc giải thoát Niết Bàn.
9. Năm Chướng Ngại (Nivaraṇa-Năm Triền Cái)
Năm pháp chướng ngại làm cản trở việc tiến hành
Thiền Định, làm cho tâm không thể an trú trong đề mục
thiền định duy nhất, đó là: Tham (ham thích), Sân
(chán, ghét, sợ, lo), Hôn trầm (thân mệt, tâm lười,
buồn ngủ), Trạo hối (phóng tâm, hối tiếc) và Hoài nghi.
Muốn chế ngự, đè nén 5 pháp chướng ngại này
cần phải nhờ đến 5 chi thiền.
10. Năm chi thiền (jhānaṅga)
Năm chi thiền đó là 5 tâm sở đồng sanh trong Sơ
thiền sắc giới tâm, có khả năng chế ngự được 5 pháp
chướng ngại.
Năm chi thiền là:
1- Tầm (Vitakka): Hướng tâm đến một đề mục
thiền định duy nhất làm đối tượng.
2- Tứ (Vicāra): Quan sát đối tượng ấy.