486
14. Pháp
Pháp có hai nghĩa:
1. Pháp (Dhamma): Chánh Pháp do Đức Phật giảng
dạy, là ngôi thứ hai trong Tam Bảo (Phật, Pháp,
Tăng). Pháp là chân lý, là quy luật, là con đường
để hành giả nương theo tu tập hướng đến giải
thoát giác ngộ.
2. Pháp (Sự vật): Có hai loại:
- Pháp hữu vi: là những sự vật, hiện tượng do nhân
duyên mà sanh ra và diệt đi. Đó là ngũ uẩn, 12 xứ
(Lục căn và Lục trần), 18 giới (Lục căn, Lục trần, Lục
thức),... tóm lại là danh pháp và sắc pháp, là pháp
được cấu tạo bởi 4 nhân duyên: nghiệp, tâm, thời
tiết, vật thực đều là pháp vô ngã.
- Pháp vô vi: Đó là Niết Bàn, là trạng thái không do
nhân duyên tạo ra nên bất biến, bất sinh, bất diệt.
Niết Bàn có đặc tính Vô ngã nhưng không Vô thường
và Khổ não.
15. Phiền Não
Phiền não là những trạng thái tâm thay đổi liên
tục làm cho chúng sinh khổ não và chìm đắm trong
luân hồi sinh tử. Có 10 phiền não chính mà hành giả
phải tận diệt để đạt quả vị Phật hay A La Hán:
1. Thân kiến (chấp thân là ta, của ta)
2. Hoài nghi (Hoài nghi về Tam Bảo, Nhân quả, luân
hồi, Thầy, Pháp tu….)
3. Giới Cấm Thủ (chấp vào các nguyên tắc không đưa
đến giải thoát)