51
cái ngoan hiền, cha mẹ nhận lấy sự ngoan hiền đó. Nếu
con cái hư đốn, cha mẹ cũng nhận lấy sự hư đốn đó.
Bạn có thể cho rằng con cái là nghiệp quả của bạn. Có
nghiệp tốt mà cũng có nghiệp xấu. Cả hai thứ tốt và
xấu đều ở đó nơi con cái của bạn. Nhưng ngay cả
những đứa xấu cũng qu{ giá. Có thể một đứa sinh ra đã
bại liệt hay tật nguyền, và bạn càng thương yêu nó hơn
những đứa khác. Mỗi khi đi vắng nhà, dù chỉ một lúc,
bạn phải để lại lời nhắn nhủ, “Nhớ chăm sóc cho đứa út
nhé, nó yếu ớt lắm”. Bạn thương nó hơn cả những đứa
con khác. Con cái là nghiệp quả của bạn. Chúng thích
hợp với người chủ của chúng. Chúng là nghiệp chướng
của bạn, nên bạn phải có bổn phận đối với chúng. Nếu
chúng thật sự làm cho bạn đau khổ, hãy tự nhắc nhở
mình, “Đó là nghiệp quả của mình”. Nếu chúng làm bạn
vui vẻ, hãy tự nhắc nhở mình, “Đó là nghiệp quả của
mình”. Đôi lúc, đời sống gia đình căng thẳng đến độ
bạn muốn trốn chạy đi nơi khác. Có khi tệ đến nỗi có
người còn nghĩ đến việc treo cổ tự vẫn! Nó là nghiệp
chướng. Chúng ta phải chấp nhận sự thật. Đừng làm
những điều dại dột, rồi bạn sẽ có thể nhìn thấy chính
mình rõ ràng hơn mỗi ngày.
Đây là l{ do tại sao bạn cần tập quán xét sự việc.
Khi hành thiền, bạn có thể sử dụng một đối tượng như
chữ Buddho, hay một câu nói khác. Chẳng hạn, mỗi khi
bạn cảm thấy bứt rứt, mỗi khi đầu óc nghĩ ngợi lung
tung, chỉ việc nói, “Thì sao chứ!” Khi bạn cảm thấy dễ
chịu hơn, chỉ việc nói, “Thì sao chứ! Cảm giác này đâu
có chắc chắn”. Nếu bạn yêu một người nào, chỉ việc
nói, “Thì sao chứ!” Khi bạn cảm thấy muốn tức giận, chỉ
việc nói, “Thì sao chứ!” Bạn có hiểu không? Bạn không