4
5
cậy. Đại bộ phận các thầy cô giáo hiện nay trên cả nước có lẽ cũng
giống như các thầy cô đang ngồi trước mặt tôi trong buổi sáng tháng
tư đầy nắng đó. Chính họ là nh ng tấm gương sáng để học sinh soi
vào, là nh ng người âm thầm gìn gi s cao quý của nghề dạy học
vốn đã bị sứt mẻ không ít bởi nh ng chuyện ngoài tầm tay của
nh ng người đứng trên bục giảng.
Tốt nghiệp ngành Sư phạm nhưng do thời thế đưa đẩy, tôi chỉ
dạy học được có hai năm. Nhưng đó là hai năm có quá nhiều
điều để nhớ và một trong nh ng tác phẩm tái hiện một cách sinh
động và đầy đủ nh ng tháng ngày dạy học của tôi là truyện dài Bàn
có năm ch ng i. Tác phẩm này được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn
hành năm 1987, nhưng tôi viết nó vào năm 1985, lúc tôi vẫn còn là
một thầy giáo. Chính vì vậy, so với các tác phẩm sau này vẫn viết về
lứa tuổi học trò, ở Bàn có năm ch ng i không khí học đường đậm
đặc hơn hẳn, từ khung cảnh trường lớp đến các sinh hoạt dưới mái
trường. Có lẽ nhờ điều này mà ở Hội sách thành phố Hồ Chí Minh
tháng ba mới đây, một cô bé trạc 14, 15 tuổi trong lúc chờ tôi ký tên
vào sách, đã hớn hở hỏi: “Hồi trước thầy dạy học ở trường Bình Tây
phải không thầy? Con là học trò trường Bình Tây nè thầy!”. Tôi nhìn
cô bé, hết sức ngạc nhiên, vì lứa học trò của tôi năm nay hẳn vào
cỡ… ba mẹ của cô bé. “Sao con biết? Con nghe ba mẹ con kể lại
phải không?”. Cô bé lém lỉnh: “Cần gì nghe ai kể hả thầy. Con học ở
trường Bình Tây, đọc cuốn truyện Bàn có năm ch ng i của thầy,
biết ngay là thầy tả trường con rồi!”.
Đã hai mươi sáu năm trôi qua, cuộc sống nhiều thay đổi, nhìn cô
bé sáng sủa trước mặt, tôi tin đời sống của các em bây giờ tươm
tất hơn so với lứa học trò nhếch nhác của tôi. Hồi tôi còn dạy
học, thấy nhiều em trả bài không lần nào thuộc, dù tôi hết khuyên
bảo đến răn đe, tôi chán nản vô cùng. Một lần, tôi tìm đến nhà học
trò, định trao đổi với phụ huynh về việc học của con em. Tôi đang
đạp xe trên con đường ngoằn ngoèo dẫn vào khu phố lao động, vừa
đạp vừa nhìn dáo dác, bỗng nghe vang lên bên tai tiếng reo: “Chào
thầy!”. Tôi quay lại, gặp đúng đứa học trò tôi đang định ghé nhà
“méc” phụ huynh. Em mặc quần đùi, áo cộc phong phanh, đang đẩy
chiếc xe chở củi. Tôi leo xuống xe, đến gần em tò mò hỏi: “Em đẩy