SƯƠNG KHÓI QUÊ NHÀ - Trang 44

1

chở vợ đi shopping

Đọc tập bút ký Nghiêng tai dưới gió của nhà thơ Lê Giang, m i

biết giai điệu điệp khúc “A, ai gọi đời ta!” trong bài hát Hãy yên lòng
mẹ ơi đư c nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tìm ra ngay trư c… c ng ch . Lê
Giang mô tả cảnh ch ng mình đang khoái trá sáng tác: “Cho t i m t
hôm, trong nhà l ng ch bư c ra, đụng mấy bà bán trái cây đang
bụm miệng cười khọt khẹt, mấy bả h i tôi ng làm gì vậy bà? Tôi
dòm qua đường thấy ông ng a mặt lên trời, miệng chu chu hút gió”.
Hình ảnh ấy thật ng nghĩnh. Ủa, nhưng chẳng lẽ nhạc sĩ họ Lư hết
ch ng i viết nhạc r i sao mà lò dò ra trư c c ng ch đ ng… “hút
gió”?

Trong một trăm ông chồng chở vợ đi chợ thiết tưởng hết chín
mươi chín ông chọn cách thả vợ xuống trước cổng, kiếm cái
quán nước - không có quán nước thì kiếm tảng đá, bờ tường

hay gốc cây - ngồi đợi chứ hổng có ông nào có gan theo vợ loanh
quanh trong chợ.

Trong quãng thời gian dằng dặc đó, nh ng ông chồng giàu kinh

nghiệm thường cẩn thận thủ sẵn theo người tờ báo hay quyển sách,
nh ng ông chồng hời hợt, “non nớt” thì đành giết thì giờ bằng cách
đếm số người qua lại trước mặt hoặc ngắm phin cà phê đang tí tách
kia để đếm th một ly cà phê trung bình chứa… tổng cộng bao
nhiêu giọt(!).

Hiển nhiên, trong trường hợp này lợi thế thuộc về các ông chồng

nghệ sĩ. Nhạc sĩ chờ vợ thì tha hồ “miệng chu chu hút gió”, hy vọng
sẽ tìm ra ca khúc hay, giai điệu đẹp. Thi sĩ chờ vợ, có cơ may nảy ra
lắm câu thơ tuyệt tác trong đầu. Văn sĩ thì tranh thủ thời gian vẽ ra
cốt truyện, hình dung ra nhân vật hoặc tưởng tượng ra tình tiết. Vợ
đi chợ càng lâu, tình tiết càng phong phú, dồi dào, phần “thu hoạch”
có khi còn nhiều hơn lúc thả hồn nơi yên tĩnh. Mới biết, cái chợ (hay
cái cổng chợ) cũng có thể kiêm luôn chức năng của “trại sáng tác”!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.