T
chuyện ông Vu
ôi gặp ông Nguyễn Thắng Vu lần đầu vào khoảng 1993.
Trước đó tôi chưa hề biết ông, mặc dù tôi in cuốn sách đầu tiên ở
Nhà xuất bản Kim Đồng vào năm 1985 (tập truyện ngắn Cú phạt
đền) và hai năm sau, tôi lại in tác phẩm thứ hai, cuốn Bàn có năm
chỗ ngồi. Người tr c tiếp nhận bản thảo lúc bấy giờ là nhà văn Thy
Ngọc và biên tập viên là chị Lê Hồng Phấn. Giám đốc Nhà xuất bản
Kim Đồng trong thời kỳ đó là ông Nguyễn Ân và Tổng biên tập là
nhà văn Văn Hồng.
Năm 1988 và nh ng năm tiếp theo, tôi bận viết loạt sách về lứa
tuổi mới lớn theo lời kêu gọi của Nhà xuất bản Trẻ nhằm đối phó với
hiện tượng “sách đen chuyền tay trong nhà trường” đang gây xôn
xao dư luận trong thời điểm đó nên tôi gần như không còn thời gian
để viết cho Kim Đồng. Phần khác, sau này tôi được biết Nhà xuất
bản Kim Đồng nh ng năm cuối thập niên 80 gặp khó khăn trăm bề,
kể cả trong khoản chi trả nhuận bút nên cũng e dè trong việc kêu gọi
các nhà văn phía Nam cộng tác.
Chỉ khi ông Nguyễn Thắng Vu lên làm giám đốc, tạo nên “hiện
tượng Doraemon” vào năm 1992 thì Nhà xuất bản Kim Đồng mới
vượt qua nh ng ngày tháng lao đao để bước vào thời hoàng kim
r c rỡ.
Tôi gặp ông trong thời điểm đó.
Đó là một con người tầm thước, dong dỏng, đôi mắt tinh anh,
giọng Quảng Bình nặng nhưng dễ nghe, đặc biệt giọng ông khỏe và
rất trầm. Lần tiếp xúc đầu tiên, tôi nghĩ bụng ông này mà đi theo con
đường ca sĩ thì có khi thành của hiếm cũng nên.
Ông là người thân tình nhưng có cái uy ngầm, có lẽ do cách nói
chuyện của ông có tính thuyết phục cao, tầm nhìn xa, đặc biệt là