Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti
Trang 125 /236
Cập nhật tới tháng 15/2/2015
* Phân có tính axit cao, gây hăm tã kéo dài
* Khó chịu / la khóc/ không ngủ vào một số thời điểm nhất định trong ngày
* Bé vẫn tăng cân tốt theo chuẩn
* Bé có kèm các biểu hiện của ăn quá no (trớ sữa)
* Bé có mọi biểu hiện của một em bé bú đủ (số lượng tè, tăng cân, màu da, hoạt động),
ngoài trừ biểu hiện muốn bú liên tục.
Nếu bé thỉ thỉnh thoảng có phân như mô tả trên, nhưng không có đủ các biểu hiện khác như
quấy khóc, hăm tã kéo dài, thì bé là mạnh khoẻ bình thường, vì "con nhà giàu lactose" thình thoảng
thừa đường thì thải ra ngoài thôi, không phải là triệu chứng bất thường, càng không phải là bệnh
lý.
Triệu chứng bất dung nạp lactose (hiếm có - và nếu có, chủ yếu ở bé sinh non rất sớm sau
khi sinh)
* Phân lỏng xanh, bắn ra lượng lớn và lực lớn, nhiều hơn, nhiều bọt, mùi chua (tra bảng
phân trong album ảnh của Hội Sữa Mẹ.)
* Đầy hơi, xì hơn nhiều quá mức
* Phân có tính axit cao, gây hăm đỏ da quanh hậu môn
* Khó chịu / la khóc/ không ngủ vào một số thời điểm nhất định trong ngày
* Bé ốm yếu, KHÔNG TĂNG CÂN/ GIẢM CÂN
* Bé có kèm các biểu hiện của TRÀO NGƯỢC như nôn trớ liên tục
5- Vì sao bé bú mẹ hoàn toàn vẫn bị quá tải lactose?
Bé sơ sinh cần được "bú mẹ trực tiếp" với "khớp ngậm đúng" và "bú theo nhu cầu" để tránh
bị quá tải lactose. (Đọc tài liệu Betibuti để hiểu rõ các khái niệm này.)
Bé bú sữa mẹ bằng bình dễ bị quá tải lactose, bởi vì bé bú bình change có khả năng điều
tiết nhu cầu bú vừa đủ nhờ phản xạ mút tự nhiên và có thể dừng cữ bú một cách chủ động như
động tác ti mẹ trực tiếp. Khi bú bình, sữa từ bình chảy ra liên tục, bé không thể không nuốt sữa
theo phản ứng không tự nguyện, khiến bé bị tăng nguy cơ ăn no quá mức. Khi bé bú mẹ trực tiếp,
sữa mẹ xuống từng ngụm nhờ động tác lưỡi vắt sữa như bú mẹ trực tiếp, và bé có thể dừng bú khi
bé muốn dừng.
Đối với bé bú mẹ trực tiếp, ngậm đúng, bú hiệu quả và bú theo nhu cầu, bé tự nhả khi bú
vơi hẳn 1 bên ti mẹ, (trước khi bú thêm bầu ti kia nếu cần). Khi mẹ chủ động đổi bầu vú quá sớm
để mong bé bú đều cả hai bên, sẽ có hiện tượng bé bú nhiều "sữa trước" hơn là để bé chủ động bú
một cách tự nhiên. Khi bé bú mẹ hoàn toàn bị quá tải lactose, vấn đề thường nằm ở mất cân bằng
"sữa trước - sữa sau", gần như không liên quan đến cách ăn uống của người mẹ.
Ở cả hai trường hợp trên, bé nhận được nhiều đường hơn nhu cầu, nhiều hơn lượng men
lactase tương ứng và khả năng tiêu hoá của đường ruột. Lượng đường không hấp thụ hết sẽ được
thải ra phân, trường hợp đường này có nhiều trong phân có thể làm hình thức phân xanh, lỏng hơn,