TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 79

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 78 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

CHĂM SÓC BẦU VÚ MẸ

PHẦN 1: “CẤU TẠO BẦU SỮA MẸ” VÀ “CÁCH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ BẦU SỮA

TRONG THAI KỲ”

Trước tiên để biết cần chăm sóc và bảo vệ bầu vú như thế nào, Betibuti sẽ điểm qua một số

kiến thức căn bản về sự phát triển và cấu trúc của bầu vú.

1- Sự phát triển của bầu vú:

Từ tuần 4-5 bào thai, tế bào gốc của tuyến vú (glandular tissue) được phát triển thành dây

sữa (milk line) nhưng chưa nhìn thấy rõ. Từ tuần 7-8 Từ tuần 12 đến 16, nhóm nhỏ các tế bào bắt
đầu phân chia thành mô vú và các tuyến ống để sản xuất sữa trong tương lai. Các mô khác phát
triển thành tế bào cơ sẽ tạo thành đầu ti và quầng vú (các mô tối xung quanh đầu ti) . Trong các
giai đoạn sau của thai kỳ, kích thích tố của người mẹ, qua nhau thai vào thai nhi giúp các tế bào vú
tạo thành các cấu trúc phân nhánh từ đó hình thành các ống dẫn sữa. Mỗi ống bé tí dẫn ra một lỗ
riêng trên đầu ti. Trong 8 tuần cuối cùng, tiểu thùy (tuyến sản xuất sữa), trưởng thành và thực sự
bắt đầu tiết ra một chất lỏng được gọi là sữa non. Ở trẻ sơ sinh (cả nam và nữ), sưng phồng bên
dưới núm vú và quầng vú, có thể tiết 1 ít sữa non. Từ sơ sinh đến trước tuổi dậy thì, ngực nam và
nữ và không khác nhau.

Khi đến tuổi dậy thì nữ, hocmon estrogen được tiết ra, sau đó kết hợp với progesterone

trong khoảng 3, 4 năm phát triển bầu vú và buồng trứng để đạt đến trưởng thành vào tuổi 16.
Tuyến sữa, chồi nan sữa và các ống dẫn sữa tiếp tục phát triển qua mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên,
sự các tuyến sữa sẽ chỉ tiếp tục phát triển hoàn chỉnh trong giai đoạn mang thai.

2- Cấu trúc bên ngoài và bên trong của bầu vú của nữ giới:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.