TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 81

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 80 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

70%, và "động mạch dọc bên vú" cung cấp 30% - 40% lượng máu cần thiết cho tuyến vú, đặc biệt
cho quá trình trao đổi chất và tạo sữa trong tuyến vú.

-Mô mỡ: ở 3 vị trí chính: (i) ngay bên dưới da, mỏng nhất ở vùng gần núm vú. (ii) mô mỡ

giữa các mô tuyến khác (iii) mô mỡ sát cơ ngực. Số mỡ trong vú cũng như trong người khác nhau
giữa người này và người khác, và thay đổi.

[Bầu vú có tạo được nhiều sữa nhờ số lượng và mức độ phát triển của tuyến vú không phụ

thuộc vào kích thước của bầu vú. Nhiều bầu ngực to, nhưng nhiều mô mỡ - ít tuyến vú thì sẽ không
tạo được nhiều sữa bằng bầu ngực nhỏ, nhưng nhiều tuyến vú và ít mỡ.]

Cấu trúc nâng đỡ được phát triển nhiều nhất trong giai đoạn từ dậy thì đến trưởng thành.

iii- Cấu trúc tuyến vú (mammary gland):

- Nang sữa, túi nhỏ tạo sữa (nhà máy sữa - alveoli) bao gồm rất nhiều các tế bào tạo sữa

(lactocyte) - tạo sữa dưới tác động của hocmon tạo sữa prolactin - sữa được tạo từ các tế bào sữa
được chứa trong nang sữa.

- Bao nang (myoepithelial cell), là tế bào dạng lưới, bao quanh mỗi nang sữa và co thắt để

sữa bị đẩy sữa từ nang sữa vào ống dẫn sữa dưới tác động của hocmon oxytocin. Đôi khi sữa được
tạo, nhưng nan sữa không vắt (vì thiếu hocmon oxytocin), sữa không chảy vào ống dẫn sữa được,
dẫn đến hiện tượng cương sữa (sờ thấy rõ các cục nan sữa căng cứng.)

- Ống dẫn sữa (duct, ductules) nhận sữa từ các nang sữa, có khoảng 20 ống dẫn sữa. Khoan

phình (lactiferous) phần phình to của ống dẫn dưới quầng vú, cách chân ti khoảng 1.5cm, là nơi sữa
được trữ tạm (ngắn hạn) trước khi được vắt/ hút ra ngoài

[Sữa không được trữ lại lâu trong ống sữa hay khoang phình, khi ống dẫn sữa không được

làm trống sữa sẽ thu về nang sữa và sẽ không sản xuất nữa. Do đó, quan niệm và cách "để dành
sữa" trong ngực để dồn lại cho nhiều là nguyên nhân gây tắc sữa, mất sữa.]

- Đầu thoát sữa (openning) là điểm kết thúc của ống sữa nơi đầu ti, mỗi bầu vú có khoảng

20 ống sữa nên có khoảng 20 lỗ thoát.

Cấu trúc tuyến vú phát triển ở giai đoạn mang thai.

3- Những thay đổi trong giai đoạn mang thai:

Mang thai là giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời người phụ nữ. Chúng ta, được có bầu vú để

nuôi con bằng sữa mẹ khi con chào đời. Do đó, giai đoạn mang thai cũng là giai đoạn các tế bào
chức năng của tuyến sữa được hoàn thiện nhờ tác động và biến đổi của hocmon.

Trước tiên, bầu vú gia tăng kích thước khi các tuyến sữa và các mô trong ngực phát triển.

Bầu vú đầu hơn, chắc hơn, lớn hơn. Các mạch máu dưới da hiện rõ lên, và lượng máu bơm vào vú
tăng lên, đầu ti và quầng vú lớn hơn, đổi màu (đậm hơn) dày hơn và có những hạt cộm nhỏ chứa
chất dầu giúp sát trùng, dưỡng da và tạo mùi thu hút bé bú mẹ sau này.

4- Cách chăm sóc bầu vú khi mang thai

Khá nhiều bà mẹ tương lai không nghĩ đến việc chăm sóc bầu vú trong quá trình mang thai,

vì lợi ích của việc này đối với việc nuôi con hiếm khi được nhắc đến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.