TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 10

6. Tất cả phụ nữ khi đến độ tuổi 40 hoặc 50 sẽ phải trải qua giai đoạn mãn kinh,
thời kì kết thúc hoàn toàn khả năng sinh sản. Nam giới thường không có thời kì
“mãn kinh”, trong khi từng cá nhân có thể gặp phải vấn đề về khả năng thụ tinh ở
bất kì độ tuổi nào thì tuổi tác không có vai trò quyết định trong việc không có khả
năng sinh sản hoặc chấm dứt hoàn toàn khả năng sinh sản.

Quy luật sinh ra phản quy luật: chúng ta gọi một điều gì đó là “quy luật” đơn giản
bởi vì nó xuất hiện thường xuyên hơn so với những điều đối nghịch với nó (phản
quy luật). Điều đó đúng với quy luật sinh dục của con người cũng như với các
quy luật khác. Nếu đã đọc hai trang trước, thì độc giả chắc chắn đã nghĩ rằng sẽ
có ngoại lệ của những điều khái quát mà tôi đưa ra, dù sao thì đó vẫn là những
điều khái quát hóa. Ví dụ, ngay cả trong các xã hội mà chế độ một vợ-một chồng
được luật pháp hoặc phong tục công nhận, sinh hoạt tình dục ngoài hôn nhân
hoặc tiền hôn nhân vẫn rất phổ biến và cũng có nhiều hoạt động tình dục không
phải từ mối quan hệ lâu dài. Loài người cũng có hiện tượng “tình một đêm”. Mặt
khác, phần lớn chúng ta chấp nhận những mối tình kéo dài nhiều năm hoặc nhiều
thập kỉ, trong khi các loài hổ và đười ươi chẳng chấp nhận điều gì khác ngoài
“tình một đêm”. Việc xác định người cha thông qua việc xét nghiệm gen được
phát triển trong nửa thế kỉ qua đã cho thấy: đại đa số những đứa trẻ người Mĩ,
Anh và Italia đều được sinh ra từ người chồng (hoặc bạn trai lâu năm) của mẹ
chúng.

Bạn đọc chắc hẳn cũng sẽ bất bình với việc sử dụng các thuật ngữ “một vợ-một
chồng” (monogamous), “đa thê/đa phu” (harem) (có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập),
những từ mà các nhà động vật học sử dụng cho loài ngựa vằn và khỉ đột, để mô tả
thể chế loài người. Vâng, nhiều người đã quen với chế độ “một vợ-một chồng”
thông thường. Vâng, chế độ đa thê (tập thể bao gồm một người chồng và nhiều
người vợ cùng sống với nhau) được coi là hợp pháp ở một số nước, và đa phu
(tập thể bao gồm một người vợ và nhiều người chồng sống cùng nhau) được coi
là hợp pháp ở một số ít quốc gia. Thực tế, chế độ đa thê được chấp nhận ở rất
nhiều xã hội trước thời kì hình thành các nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, kể cả
trong các xã hội có chế độ đa thê chính thống thì đa số đàn ông cũng chỉ có một
vợ tại một thời điểm nhất định và chỉ có những người đàn ông thực sự giàu có
mới có thể sở hữu và nuôi được vài người vợ cùng một lúc. Chế độ thê thiếp này
làm tôi liên tưởng đến những hậu cung đầy phi tần, giống như chế độ thê thiếp ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.