các gia đình hoàng tộc Ấn Độ hoặc Ả Rập, chỉ có thể xuất hiện ở xã hội pháp
quyền thành lập rất muộn trong quá trình tiến hóa của con người, và xã hội đó
cho phép một số ít đàn ông thâu tóm một gia tài khổng lồ. Do đó, chúng ta có thể
khái quát rằng: Đa số đàn ông trưởng thành trong hầu hết xã hội loài người đều
liên quan đến các quan hệ “cặp đôi” lâu dài và thường là “một vợ-một chồng”
trong quan hệ tình dục cũng như về mặt luật pháp.
Một điểm khác cũng có thể gây bất bình là việc tôi mô tả cuộc hôn nhân của con
người là mối quan hệ hợp tác trong việc nuôi dưỡng những đứa con chung. Đa số
trẻ em đều nhận được sự chăm sóc từ mẹ của chúng nhiều hơn là từ những người
cha. Trong xã hội hiện đại, những bà mẹ không hôn thú chiếm một tỉ lệ cao trong
nhóm dân số trưởng thành. Tuy nhiên, trong xã hội cũ, những bà mẹ không hôn
thú phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn để nuôi dưỡng những đứa con của mình.
Nhưng chúng ta vẫn có thể khái quát rằng: Phần lớn trẻ em cũng ít nhiều nhận
được sự chăm lo của cha chúng dưới nhiều hình thức như nuôi nấng, dạy dỗ, bảo
vệ và cung cấp thức ăn, chỗ ở và tiền bạc.
Tất cả những đặc điểm về bản năng giới tính ở con người như quan hệ tình dục
lâu dài, cùng chăm sóc con cái, sống gần với các cặp khác, quan hệ tình dục riêng
tư, rụng trứng kín đáo, sự dễ dàng chấp nhận quan hệ của phụ nữ, quan hệ tình
dục để tìm kiếm niềm vui và sự mãn kinh của phụ nữ là những điều mà con
người chúng ta cho là bình thường. Chúng ta cảm thấy bị kích thích, buồn cười
hoặc cảm thấy ghê sợ khi đọc về những thói quen sinh dục của loài sư tử biển,
các loài chuột có túi hay đười ươi, những con vật có đời sống khác với chúng ta.
Cuộc sống của chúng có vẻ như kì quặc đối với chúng ta. Tuy nhiên, điều đó chỉ
đúng theo cách nhìn nhận đặc trưng về phương diện loài (speciesist
interpretation). So với tiêu chuẩn của 4.300 loài động vật có vú khác trên thế giới
và thậm chí là tiêu chuẩn của những loài linh trưởng lớn (tinh tinh, tinh tinh lùn,
khỉ đột và đười ươi), chúng ta mới chính là những kẻ kì quặc.
Tuy nhiên, bản thân tôi thì thậm chí còn sai lầm hơn cả thuyết “trọng động vật”
(coi động vật là trung tâm – zoo centric). Tôi bị mắc vào một cái bẫy thậm chí
còn nhỏ hẹp hơn là thuyết “trọng động vật có vú” (coi động vật có vú là trung
tâm – mamalo-centrism). Liệu chúng ta có trở nên bình thường hơn nếu chịu sự
phán xét từ các tiêu chuẩn của những loài không phải là động vật có vú? Những